Indonesia phát triển hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh. Bangladesh cho phép nuôi tôm thẻ. EU dỡ bỏ thẻ vàng đối với ngành khai thác thủy sản Thái Lan. Xuất khẩu cá tra Việt Nam có triển vọng tốt trong năm 2019. Các nhà chế biến tôm Bangladesh ghi nhận xuất khẩu giảm.

Indonesia phát triển hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh

Cơ quan Nguồn nhân lực và Nghiên cứu (BRSDM) tại Bộ nghề cá và các vấn đề biển đang phát triển một mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Theo Sjarief Widjaja, lãnh đạo BRSDM, hệ thống bao gồm công nghệ siêu vi bóng và hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS), và có thể nuôi thả với mật độ 1.000 con giống/m2. “Với hệ thống thâm canh trước đây, mật độ nuôi thả tối đa chỉ 400 con giống/m2”, ông nói. Một lợi ích khác của hệ thống này là không cần thay nước, do đó không có chất thải ra môi trường, cho phép hệ thống này triển khai tại các khu vực thành thị. “Công nghệ siêu vi bóng được sáng tạo bởi các nhà nghiên cứu của chúng tôi để giúp các nông dân nuôi tôm quy mô vừa và nhỏ”, ông Widjaja cho hay.

Bangladesh cho phép nuôi tôm thẻ

Chính phủ Bangladesh được cho là sẽ cho phép nuôi thử nghiệm tôm thẻ dựa trên nhu cầu từ các nhà xuất khẩu, theo những người thạo tin trong ngành. Động thái này diễn ra để chống lại cạnh tranh khốc liệt mà nguồn cung tôm sú Bangladesh đang đối mặt trên tị trường thế giới và từ nguồn cung tôm thẻ sản xuất với mức chi phí rẻ hơn nhiều. Các giới thạo tin cho biết kế hoạch ban đầu là nuôi tôm thẻ tại các cơ sở sản xuất xa xôi. Các hồ nuôi tôm của Viện Nghiên cứu Thủy sản Bangladesh sẽ được sử dụng cho phân vùng tây nam của Khulna, theo giám đốc văn phòng thủy sản Abu Sayed Md Rashedul Haque cho hay. “Chúng tôi đang triển khai các bước thử nghiệm dựa trên khuyến nghị của một ủy ban kỹ thuật. Hoạt động thử nghiệm nuôi tôm thẻ phải phù hợp với môi trường xung quanh”.

EU dỡ bỏ thẻ vàng đối với ngành khai thác thủy sản Thái Lan

EU vừa dỡ bỏ thẻ vàng đối với ngành thủy sản Thái Lan. Thẻ vàng do EU ban hành có thể dẫn đến lệnh cấm hoàn toàn đối với các sản phẩm thủy sản khai thác từ Thái Lan xuất khẩu sang thị trường EU. Ủy viên Thủy sản EU Karmenu Vella cho biết sau cuộc gặp với Phó Thủ tướng Thái Lan Chatchai Sarikulya rằng ông “vui mừng vì chúng ta có một đối tác mới, cam kết trong cuộc chiến chống lại khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không có quy định (IUU). Tháng 4/2015, Thái Lan, là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, đã bị EU áp thẻ vàng – một cảnh cáo rằng các động thái giải quyết vấn đề khai thác thủy sản quá mức, trái phép và buôn bán người của Thái Lan vào thời điểm bấy giờ là không đủ. EU và Thái Lan đã tham gia một quy trình mang tính xây dựng trong hợp tác và đối thoại, ông Vella cho hay.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam có triển vọng tốt trong năm 2019

Với căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn, Việt Nam có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, thế chân cá rô phi Trung Quốc, hiện đang chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu cá rô phi của Mỹ, theo nhận định của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Đặc biệt, các động thái của Mỹ đang được cho là có lợi đối với Việt Nam. Thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với cá tra trong đợt rà soát hành chính lần thứ 14 (POR 14) đã giảm so với POR 13. Điều này có thể đẩy lượng xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng mạnh, VDSC dự báo. Thỏa thuận Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể được phê chuẩn đầu năm 2019. Với thỏa thuận này có hiệu lực, mức thuế nhập khẩu sẽ giảm từ mức hiện tại 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá phile đông lạnh và từ 7% xuống 0% đối với cá phile chế biến. VDSC cho rằng nhu cầu đối với cá tra tại EU dự báo sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, ngành cá tra cũng có thể đối mặt với rủi ro dư cung và các rủi ro pháp lý tại các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Các nhà chế biến tôm Bangladesh ghi nhận xuất khẩu giảm

Các nhà chế biến tôm tại Bangladesh vừa kết thúc nửa đầu năm tài khóa 2018-19 với giá trị xuất khẩu giảm so với năm trước, đồng thời khả năng phục hồi trong nửa cuối năm khó có tể xảy ra. “Chúng tôi đang gặp vấn đề khi sản xuất tôm thẻ tăng vọt tại các nước khác từ tháng 6/2017”, theo ông Rezaul Haque, giám đốc điều hành Modern Seafood Industries và giám đốc Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh cho hay. “Xuất khẩu tôm của chúng tôi giảm tới 50% trong nửa đầu năm tài khóa 2018-19”. Ông cho biết thêm xét đến tình hình hiện tại, rõ ràng khả năng phục hồi xuất khẩu khó có thể xảy ra.

Theo Asian Agribiz
Admin

Những nguy cơ của việc thâm canh quá mức trong nuôi tôm

Bài trước

CEO Globest: Ngành tôm Việt Nam tiếp tục xu hướng thâm canh bất chấp đại dịch

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt