Xu hướng và dự báo

Dự báo thị trường hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu của Việt Nam

Sản xuất đậu tương của Việt Nam giảm trong những năm gần đây do năng suất thấp và diện tích đậu tương liên tục suy giảm khi nông dân chuyển sang các cây trồng sinh lời hơn, bao gồm rau đậu và trái cây. Sản xuất đậu tương tiếp tục ở mức thấp hơn nhiều so với nhu cầu làm thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

Theo báo cáo mới nhất của USDA Post, nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong năm 2017/18 sẽ tăng 6% so với năm trước đó lên 1,75 triệu tấn và sẽ tiếp tục tăng lên 2 triệu tấn vào năm 2018/19 do nhu cầu tăng trong cả ngành thực phẩm lẫn TACN. Ngoài ra, công suất chế biến đậu tương xây dựng mới tại miền Bắc và công suất chế biến bổ sung tại miền Nam sẽ tiếp thêm động lực nhập khẩu đậu tương. Trong 6 tháng đầu năm 2017/18, Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt nam do giá cạnh tranh, Brazil đứng thứ hai.

USDA Post giữ nguyên dự báo nhập khẩu bột đậu tương năm 2017/18 ở mức 5,15 triệu tấn và năm 2018/19 ở mức 5,3 triệu tấn do nhu cầu duy trì ở mức cao trong ngành chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản. USDA dự báo các ngành chăn nuôi và gia cầm của Việt Nam sẽ phát triển ổn định hơn trong những năm tới do tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn đầu tư trong nước.

USDA dự báo sản xuất lạc tại Việt Nam sẽ giảm trong vài năm tới do giảm diện tích trồng khi nông dân việt Nam chuyển sang các cây trồng sinh lời hơn như rau đậu và trái cây. Trong khi đó, tiêu dùng lạc trên đầu người tại Việt Nam sẽ tăng trong vài năm tới.

USDA Post dự báo sản xuất dầu thực vật của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017/18 và 2018/19 để đáp ứng nhu cầu đang tăng trên các thị trường nội địa và xuất khẩu. Việt Nam tiếp tục phải phụ thuộc nặng vào các loại dầu thực vật nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa khi sản lượng dầu đậu tương thô nội địa từ ngành công nghiệp nghiền đậu tương vẫn tương đối nhỏ. USDA Post dự báo nhập khẩu dàu cọ sẽ tiếp tục chiếm khoảng 89% tổng nhập khẩu dầu thực vật của Việt Nam trong năm 2017/18 và 2018/19, do giá dầu cọ đang trở nên cạnh tranh hơn so với giá các loại dầu thực vật khác.

Tiêu dùng đậu tương tăng trong năm 2017/18 và 2018/19 do nhu cầu cao của các nhà máy nghiền công nghiệp

USDA Post vừa điều chỉnh ước tính sản lượng nghiền đậu tương năm 2017/18 ở mức 1,35 triệu tấn do các nhà máy nghiền tại miền nam dự báo sản lượng của họ đạt 1,2 triệu tấn, trong khi tại tỉnh Bắc Ninh ở miền Bắc, nhà máy nghiền mới thuộc sở hữu của Tập đoàn Dabaco có công suất nghiền 1.000 tấn đậu tơng hàng ngày, dự báo sẽ đi vào sản xuất trong quý 4/2018. Mặc dù USDA Post dự báo nhà áy nghiền này sẽ không chạy hết công suất trong năm hoạt động đầu tiên hoạt động, nhà máy này vẫn có thể làm tăng nhu cầu đối với nhập khẩu đậu tương trong những năm tới.

USDA Post cũng điều chỉnh dự báo sản lượng nghiên đậu tương năm 2018/19 của Việt Nam lên 1,55 triệu tấn khi các nhà máy nghiền theo kế hoạch sẽ hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu càu ngày càng tăng đối với bột đậu tương trong ngành TACN.

Sản xuất TACN sẽ tiếp tục tăng

USDA Post ước tính sản xuất TACN năm 2017/8 đạt 30 triệu tấn, trong đó 23,8 triệu tấn là thức ăn chăn nuôi và 6,2 triệu tấn là thức ăn thủy sản. Bột đậu tương chiếm 20% tổng sản lượng TACN. USDA Post tiếp tục duy trì dự báo tổng sản xuất TACN năm 2018/19 của Việt Nam sẽ tăng lên 30,9 triệu tấn; trong đó 24,1 triệu tấn là thức ăn vật nuôi và 6,8 triệu tấn là thức ăn thủy sản do nhu cầu mạnh trong ngành chăn nuôi và thủy sản.

Giá thịt lợn nội địa tác động mạnh lên sản xuất TACN nội địa do thịt lợn chiếm đến 75% tổng tiêu dùng thịt tại Việt Nam. Từ tháng 11/2017, giá thịt lợn đã tăng ổn định sau khi tình trạng giá thấp kéo dài trong phàn lớn năm 2017 và giá thịt lợn đảo chiều chủ yếu do thiếu nguồn cung thịt lợn trên thị trường. Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy sau cuộc khủng hoảng chăn nuôi lợn năm 2017, nông dân chăn nuôi nhỏ đã thua lỗ nặng nề, dẫn tới hoạt động kinh doanh của họ phải đóng cửa và chỉ những trang trại chăn nuôi quy mô lớn có thể vượt qua thách thức này. Giá thịt lợn tăng đang khuyến khích tái đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn. USDA Post dự báo ngành chăn nuôi nội địa sẽ bình ổn và phát triển trong những năm tới, đặc biệt với những hoạt động đầu tư quy mô lớn gần đây trong ngành chăn nuôi như: (1) các nhà máy của tập đoàn Tân Long hợp tác với một tập đoàn đa quốc gia Hàn Quốc để cung cấp nguyên liệu TACN và vận hành các nhà máy chế biến thịt và chăn nuôi lợn tại Việt Nam; (2) tập đoàn Mavin và Sojitz Vietnam hợp tác để xuất khẩu thịt lợn sang Myanmar; (3) VinEco Agricultural Investment, Development and Production LLC bắt đầu đầu tư vào các trang trại chăn nuôi lợn và nhà máy sản xuất TACN; (4) tập đoàn CP Việt Nam đầu tư vào các nhà máy trong một dự án 100 triệu con gà hàng năm phục vụ xuất khẩu; và (5) nhập khẩu bò sữa quy mô lớn, liên tục của Vinamilk để tăng quy mô đàn bò sữa, với mục tiêu 160.000 bò sữa đến cuối năm 2018 và 200.000 con đến cuối năm 2020.

Ngoài ra, ngành thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khi xuất khẩu tôm, cá tra và các sản phẩm thủy sản khác tiếp tục tăng trong những năm gần đây do nhu cầu đang tăng. Trong quý 1/2018, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017 và thị trường này vẫn duy trì xu hướng tăng trong suốt cả năm. Tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ thúc đẩy đầu tư nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá tra, dẫn đến nhu cầu thức ăn thủy sản tăng.

Sản xuất bột đậu tương tăng trong năm 2017/18 và 2018/19 do một nhà máy mới tại miền bắc đi vào hoạt động và các máy nghiền dầu đậu tương Instrapo cỡ nhỏ

USDA Post cũng điều chỉnh ước tính sản xuất bột đậu tương của Việt Nam từ các nhà máy nghiền công nghiệp, các máy nghiền công suất nhỏ, bao gồm bột đậu tương và vỏ đậu tương trong năm 2017/18 và 2018/19 lên lần lượt 1,056 triệu tấn và 1,214 triệu tấn do dự báo các nhà máy nghiền tại miền nam hoạt động hết công suất, việc đi vào hoạt động của nhà máy mới ở miền bắc cũng như công suất bổ sung từ các máy nghiền nhỏ. USDA dự báo sản xuất bột đậu tương nội địa sẽ tăng trong vài năm tới với các nhà máy nghiền mới, công suất tăng của các nhà máy nghiền hiện nay và nhu cầu tăng đối với bột và dầu đậu tương.

Nhập khẩu bột đậu tương năm 2017/18 và 2018/18 tiếp tục tăng do nhu cầu tăng từ ngành chế biến thực phẩm và TACN

USDA Post duy trì ước tính tổng nhập khẩu bột đậu tương năm 2017/18, bao gồm bột đậu tương, tinh bột đậu tương và các sản phẩm khác ở mức 5,15 triệu tấn do nhu cầu nội địa tăng đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản. USDA Post dự báo sử dụng bột đậu tương trong sản xuất TACN năm 2017/18 và 2018/19 sẽ đạt lần lượt 6,1 triệu tấn và 6,3 triệu tấn. Bất chấp sản xuất tăng, USDA Post dự báo tổng nhập khẩu bột đậu tương năm 2018/19 của Việt Nam tăng lên 5,3 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

Trong nửa đầu năm 2017/18, nhập khẩu bột đậu tương, bao gồm các phụ phẩm từ đậu tương và tinh bột đậut ương, đạt khoảng 2,8 triệu tấn. Argentina tiếp tục là nước cung cấp bột đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017/18, chiếm 61% nhập khẩu tất cả các sản phẩm bột đậu tương nhờ giá thấp. Brazil và Mỹ là các nhà cung cấp bột đậu tương lớn khác cho Việt Nam.

Theo FAS USDA
Admin

Đơn kiến ​​nghị khẩn cấp về hoàn thuế khi ngành chăn nuôi đang vật lộn với chi phí tăng cao

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 13/11

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc