Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã châm ngòi cho một cú rung lắc trong chuỗi cung ứng thủy sản, khi các nhà nhập khẩu Mỹ cố tích trữ cá rô phi và mực ống Trung Quốc trước khi gia tăng, còn Canada tăng xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc. Hàng loạt các chính sách thuế trả đũa giữa Bắc Kinh và Washington đang dẫn tới một sự chuyển dịch trong thương mại toàn cầu, tạo ra người thắng kẻ thua trong kinh doanh hàng loạt hàng hóa, từ đậu tương tới thủy sản tới thịt lợn.

Khoảng 3 tỷ các sản phẩm thủy sản Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế 10% và mức thuế sẽ tăng lên 25% từ ngày 1/1/2019. Tháng 7/2018, Trung Quốc áp thuế 25% lên thủy sản Mỹ, giáng mạnh vào ngành tôm hùm nước này – một loại thủy sản thời thượng của giới trung lưu mới nổi Trung Quốc. Hệ quả là nhu cầu tôm hùm Canada của Trung Quốc tăng, với các sân bay của các tỉnh miền đông nước này đang phải bổ sung các chuyến bay chở hàng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng.

Tại cảng hàng không quốc tế Halifax Stanfield, tổng lượng hàng chuyên chở đã tăng vọt 42% trong tháng 7 và 55% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu do nhu cầu thủy sản từ Trung Quốc, theo Glen Boone, giám đốc bất động sản và hàng hóa của sân bay này cho biết. Xuất khẩu tôm hùm tươi sống Canada sang Trung Quốc tăng gần gấp đôi lên 1.250 tấn trong tháng 7, mức cao nhất trong ít nhất 6 năm, theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Canada. Năm 2017, Canada xuất khẩu 134,06 triệu USD tôm hùm tươi sống sang Trung Quốc.

Stewart Lamont, giám đốc điều hành công ty xuất khẩu Tangier Lobster tại Nova Scotia cho biết doanh thu bán hàng sang Trung Quốc tăng 30% từ tháng 7 đến nay so với cùng kỳ năm ngoái. “Chính sách thuế đã lái hoạt động kinh doanh sang Canada”.

Đối với các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ, các lựa chọn thay thế đều đắt hơn và khó kiếm nguồn cung hơn. Các công ty Mỹ đang tích trữ thủy sản Trung Quốc trước khi các chính sách thuế được triển khai. Nhưng Trung Quốc là nguồn thủy sản đông lạnh giá rẻ, được bán với khối lượng lớn, chiết khấu cao tại các nhà bán lẻ như Walmart Inc nên nguồn cung dự trữ sẽ sớm giảm nhanh.

CÁc nhà nhập khẩu Mỹ đã tăng 6% giá trị nhập khẩu cá rô phi đông lạnh Trung Quốc trong tháng 6-7/2018 so với cùng kỳ năm 2017, theo dữ liệu mới nhất từ IHS Markit. Nhập khẩu cá hồi đông lạnh, một mặt hàng nhập khẩu chính khác của Trung Quốc cũng tăng mạnh 20% về giá trị trong cùng kỳ.

Pacific American Fish Company Inc đã tăng nhập khẩu tới khoảng 20% các mặt hàng sò điệp và mực ống tẩm bột trong những tháng gần đây để tích trữ trước khi các chính sách thuế mới có hiệu lực, theo giám đốc điều hành Peter Huh. Nhà nhập khẩu – phân phối thủy sản này có thể sẽ tiếp tục tăng tích trữ trước khi mức thuế tăng thêm 15% vào đầu năm 2019. “Đây là lựa chọn duy nhất chúng tôi có”, ông Huh giải thích vì sao ông tích trữ các sản phẩm giá trị cao hơn để tối đa hóa hiệu quả tích trữ.

4 nhà nhập khẩu thủy sản khác cho biết họ cũng đang tăng mua trước các thời điểm trên. Jim Heston của Great Fish Company cho biết Winter Haven, Florida, đang bổ sung dự trữ để đáp ứng nhu cầu từ các khách hàng hy vọng sẽ mua kịp trước khi phải đối mặt với một mặt bằng chi phí mới,

Cuộc chiến thuế cũng mang đến một số bất ngờ cho chuỗi cung ứng thủy sản, với nhu cầu tôm hùm Canada tăng tại Maine, bang sản xuất tôm hùm lớn nhất nước Mỹ, theo các bán buôn và xuất khẩu hai bờ biên giới cho hay. Stephanie Nadeau, chủ sở hữu The Lobster Co, một nhà phân phối bán buôn tại Maine, cho biết doanh thu tháng 9 giảm tới 40% do các khách hàng Trung Quốc chuyển sang nguồn cung tôm hùm Canada. Giá tôm hùm cho các nhà khai thác tại Maine tiếp tục ổn định do nhu cầu từ Canada. “Người Canada đang tiến mạnh vào ngành kinh doanh này”.

Theo Reuters
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt