Bất ổn gia tăng sẽ là thách thức cho lợi nhuận biên ngành chăn nuôi gia cầm. Trung Quốc thắt chặt các lệnh cấm vận chuyển để ngăn chặn lây lan dịch tả lợn. Evonik tăng cường nghiên cứu khoa học TACN tại Việt Nam.

Bất ổn gia tăng sẽ là thách thức cho lợi nhuận biên ngành chăn nuôi gia cầm

Thị trường gia cầm thế giới đang hoạt động tương đối tốt trong nửa đầu năm 2018, nhưng đang bắt đầu gặp thách thức lớn do biến động thương mại liên tục, chủ yếu liên quan đến Brazil, theo Nan-Dirk Mulder, nhà phân tích cấp cao ngành protein động vật trong báo cáo ngành gia cầm quý 4/2018 cho biết. Ngoài ra, lo ngại về các ca dịch cúm gia cầm đang tăng khi mùa đông tại bắc bán cầu đang đến gần. “Dịch tả lợn châu Phi (ASF) gần đây tại Trung Quốc có thể tác động gián tiếp tới các thị trường gia cầm toàn cầu”, ông Mulder cho hay. “Nếu các đợt bùng phát dịch bệnh lan nhanh, các nhà sản xuất chăn nuôi lợn Trung Quốc sẽ buộc phải giết mổ trên phạm vi rộng lớn, gây áp lực lên giá tất cả các loại thịt tại Trung Quốc. Tình hình có thể đảo ngược trong năm 2019, khi người tiêu dùng Trung Quốc chuyển từ thịt lợn sang thịt gà, đẩy giá thịt gà nội địa Trung Quốc tăng. Các thách thức này có thể vẽ ra một bức tranh tương đối ảm đạm, trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngành gia cầm vẫn tiến triển tốt tại phần lớn các khu vực trên thế giới”.

Trung Quốc thắt chặt các lệnh cấm vận chuyển để ngăn chặn lây lan dịch tả lợn

Trung Quốc đang thắt chặt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn (ASF) thông qua cấm vận chuyển lợn sống và các sản phẩm thịt lợn từ 10 khu vực lân cận 6 tỉnh đã báo cáo dịch tả lợn trong những tuần gần đây. Các khu vực bị ảnh hưởng bao gồm các tỉnh Hồ Bắc, Sơn Tây, Cát Lâm, Phúc Kiến, Giang Tây, Sơn Đông, Hồ Bắc và Thiểm Tây, cũng như khu vực tự trị Nội Mông và thành phố Thượng Hải. Biện pháp này sẽ càng làm giảm nguồn cung thịt lợn và gia tăng biến động giá tại thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới này, khi các khu vực bị ảnh hưởng chiếm tổng cộng tới khoảng 1/3 nguồn cung lợn của Trung Quốc. Ngoài ra, các chợ thực phẩm tươi cũng sẽ bị đóng cửa tại các khu vực này, theo thông báo từ Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn gửi tới các trung tâm kiểm soát dịch bệnh vật nuôi gần đây.

Evonik tăng cường nghiên cứu khoa học TACN tại Việt Nam

Evonik vừa khởi công nhà máy sản xuất TACN hiện đại nhất để sản xuất thử nghiệm viên nén thức ăn tại đại học Nông Lâm, Việt Nam. Đây là một phần trong hoạt động hợp tác khoa học giữa hai bên. Nhà máy mới này hứa hẹn sẽ thúc đẩy hợp tác về dinh dưỡng vật nuôi và sản xuất TACN bền vững, đồng thời hỗ trợ đào tạo sinh viên. Đây là nhà máy đầu tiên sản xuất viên nén thức ăn cho các thử nghiệm nghiên cứu tại một trường đại học của Việt Nam, mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất TACN tại Việt Nam áp dụng các khái niệm và công nghệ sản xuất TACN mới. Hiện phần lớn khách hàng của Evonik tại Việt Nam sản xuất thức ăn thử nghiệm tại các nhà máy sản xuất TACN thương phẩm. “Chúng tôi rất hào hứng trước quan hệ đối tác mới với đại học Nông Lâm”, ông Detlef Bunzel, lãnh đạo Applied Feed Technology, Evonik Nutrition & Care GmbH cho biết. “Nhờ hợp tác, chúng tôi sẽ có thể cải thiện chất lượng nghiên cứu, tập trung vào các khái niệm dinh dưỡng, công nghệ TACN và các sản phẩm mới, và qua đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành TACN Việt Nam”.

Theo Asian Agribiz
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt