Từ lâu, bữa ăn trong mơ của bất cứ người Tây Ban Nha nào cũng là: mấy miếng bạch tuộc đẫm sốt cay thưởng thức ở những chòi ngay trước biển Địa Trung Hải. Nhưng sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với ẩm thực Nhật Bản, Tây Ban Nha và Hawaii đang làm cạn kiệt nguồn cung cho thị trường bạch tuộc, trong khi nhu cầu tăng vọt đẩy giá bạch tuộc tăng gấp đôi so với 2 năm trước.

Sản lượng khai thác thấp càng làm tình hình thêm tồi tệ, và tại Galacia thuộc miền bắc Tây Ban Nha, quê nhà của món bạch tuộc trứ danh trên, loại thủy sản thân mềm này đang ngày càng thiếu hụt nguồn cung. Giá bạch tuộc cỡ vừa trung bình trên thị trường tại Galacia tăng từ khoảng 7 Euro/kg lên 14 Euro/kg, với các loại bạch tuộc cỡ lớn thì càng đắt đỏ hơn.

Tại các nước như Mỹ, nơi thị trường đối với loại thủy sản thân mềm này đang tăng mạnh và sản lượng khai thác nội địa rất thấp, mức tăng giá bạch tuộc thậm chí còn mạnh hơn. “Giá bạch tuộc sẽ tiếp tục tăng”, theo nhận định của bà Carmen Torres Lorenzo, thương nhân có 30 năm kinh doanh tại chợ cá Bueu cho AP biết. “Tôi ước nguồn cung bạch tuộc tăng lên và giá giảm, nhưng điều này sẽ không xảy ra”. Trên khắp Galacia, các nhà hàng và các cửa hàng thực phẩm cho biết gần đây họ thường xuyên cháy hàng bạch buộc ngay từ đầu ngày.

Một số nhà hàng còn sử dụng các tấm dán rất nổi ở ngay trước cửa hàng hoặc trên thực đơn, phản ánh mức giá tăng dường như không có giới hạn. Trong khi một số nhà hàng khác đang chịu lỗ bởi lo ngại mất khách nếu tăng giá mạnh như vậy. Trào lưu nổi lên toàn cầu của món salad gỏi Hawaiian được cho là một phần nguyên nhân, theo nhận định của UN FAO.

Trong báo cáo thủy sản toàn cầu năm 2018, tiêu dùng thực phẩm Nhật Bản và tapas Tây Ban Nha đang tăng do nhu cầu tăng trên tất cả các thị trường chính. Đồng thời, nguồn cung giảm mạnh trong 2 năm qua do sản lượng khai thác thấp tại các nước sản xuất lớn nhất thế giới là Morocco và Mauritania, FAO cho hay, đồng thời dự báo xu hướng tăng giá bạch tuộc sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Ngành thủy sản hiện vẫn chưa nuôi được bạch tuộc, vốn sinh sản bằng cách đẻ trứng ở đáy biển, được nuôi dưỡng và di chuyển bằng các dòng chảy. Các nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản và Tây Ban Nha đang tìm cách tái lập quá trình này nhưng vẫn chưa đạt được đến mức sản xuất thương mại.

José Manuel Rosas, trưởng đội tàu khai thác tại Bueu, một trong những nguồn cung bạch tuộc hàng đầu Tây Ban Nha, giá bạch tuộc tăng sẽ khuyến khích ngư dân tăng khai thác, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rủi ro bạch tuộc trở thành một món ăn xa xỉ, vốn không lâu trước đây là loại thực phẩm dành cho tất cả mọi người.

Globefish, một cơ quan thuộc FAO, chuyên theo dõi thương mại thủy sản toàn cầu, cho rằng khó lòng đẩy giá cao hơn sang cho người tiêu dùng và rằng các thương nhân sẽ ngày càng có lợi nhuận biên giảm. Gorka Rodriguez, chủ sở hữu của la Pulpeira de Melide, một nhà hàng nổi tiếng tại Galacia, cho rằng giống như những nhà hàng khác trong ngành kinh doanh này, ông hiện phải bán một phần bạch tuộc thấp hơn nhiều so với giá thành. Ông cho biết ông không muốn gây shock cho khách hàng bằng cách tăng giá mạnh và đột ngột, nhưng ông sẽ sớm phải tăng giá. Ông Rosas cho biết hạn ngạch khai thác tăng sẽ gây ra hiệu ứng tiêu cực. “Điều này sẽ giết đi con gà đẻ trứng vàng này”.

Theo Telegraph
Admin

Giá bạch tuộc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm do COVID-19 làm giảm nhu cầu

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt