Giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang hy vọng giảm tác động của hoạt động sản xuất lên môi trường. Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thêm 8% đến năm 2030 và thậm chí còn có kế hoạch cấm xe máy trong cùng mốc thời gian. Nhưng Việt Nam không chỉ nhắm đến phương tiện giao thông đang phát tải quá nhiều tại các thành phố, mà còn đang xem xét về vấn đề năng lượng.

Theo Quartz, Việt Nam đang khuyến khích người dân chuyển từ đốt than sang sử dụng biogas. Biogas là nhiên liệu sinh học sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ, như thực phẩm thừa, rơm rạ và trong trường hợp này là chất thải từ chăn nuôi lợn.

Nguồn: Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2017, Danish Energy Agency

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam do chăn nuôi lợn là hoạt động chăn nuôi lớn nhất trong sản xuất thịt tại Việt Nam, chiếm 72,6% đầu ra ngành chăn nuôi, theo báo cáo của World Bank, với chăn nuôi gia cầm đứng thứ hai, nhưng chỉ chiếm 18% đầu ra.

Điều ngày nghĩa là chăn nuôi lợn – quy mô gần 26 triệu con – sẽ sản sinh rất nhiều chất thải. Đây là vấn đề nghieme trọng bởi chất thải chăn nuôi sẽ biến đổi thành khí methan, một khí nhà kính thậm chí còn có hại hơn carbon dioxide.

Việt Nam bắt đầu thúc đẩy chuyển chất thải chăn nuôi lợn thành biogas từ năm 2003, khi tổ chức NGO Hà Lan là SNV triển khai Dự án Biogas Việt Nam. Dự án nhằm đưa biogas trở thành nguồn năng lượng dễ tiếp cận, chi phí hợp lý cho người dân nông thôn Việt Nam – vốn thường xuyên sử dụng than tổ ong – một nguồn ô nhiễm không khí trong nhà – trở thành một nguồn chất đốt cho hộ gia đình. SNV trong 15 năm qua đã giúp hướng dẫn xây dựng 158.500 lò sản xuất biogas, trữ chất thải động vật. SNV cũng cung cấp trợ cấp tài chính cho các gia đình xây dựng và sử dụng lò sản xuất biogas mặc dù việc xây lò biogas không phải luôn luôn rẻ. Quartz tính toán một nông dân đã chi 600 USD để xây lò sản xuất biogas, một con số gấp 5 lần thu nhập hàng tháng của ông.

Dù vậy, SNV cho rằng khoản đầu tư này giúp giảm phát thải đáng kể. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, một tư vấn dự án tại SNV, cho Quartz biết rằng các lò sản xuất biogas giúp Việt Nam giảm 1,3 triệu tấn phát thải carbon hàng năm.

Các lò biogas hiện diện tại ít nhất 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, tất cả đều nhằm chuyển chất thải động vật sang biogas để phục vụ nhu cầu năng lượng cho nấu nướng. Nhưng ứng dụng theo cách rộng rãi hơn đang là mục tiêu trong thời gian tới bởi nguồn nhiên liệu này hiện vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ngành chăn nuôi lợn nội địa, hiện đang gặp vấn đề về giá và các căng thẳng thương mại.

Năng lượng tái tạo là một giải pháp cho Việt Nam, vốn phụ thuộc lớn vào than để đáp ứng nhu cầu điều ngày càng tăng. Trong khi các kế hoạch xây dựng các nhà máy điện năng lượng mặt trời cũng đang triển khai, các dự án xử lý chất thải chăn nuôi lợn thành nhiên liệu sẽ đóng góp giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải đến năm 2030.

Theo World Economic Forum
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt