Thanh Đức tung ra hàng loạt các sản phẩm bột trứng mới. Thương mại thịt lợn chịu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Giá thấp, nỗi lo dịch bệnh khiến nông dân nuôi tôm Ấn Độ chậm thả nuôi vụ mới.
Thanh Đức tung ra hàng loạt các sản phẩm bột trứng mới
Trong nửa cuối năm 2018, công ty dịch vụ và sản xuất chăn nuôi Thanh Đức – nhà sản xuất trứng gà không kháng sinh đầu tiên tại Việt Nam, sẽ tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm bột trứng không kháng sinh mới. “Chúng tôi đang sản xuất bột trưng nguyên quả, bột lòng đỏ trứng, bột lòng trắng trứng. Các sản phẩm giá trị gia tăng này giúp kéo dài thời hạn sử dụng trứng khi giá đang thấp”, theo giám đốc kinh doanh Lâm Thanh Xuân của công ty cho hay. “Chúng tôi cũng đang có kế hoạch tổ chưc sản xuất bột trứng nhưng công nghệ này đòi hỏi đầu tư lớn”. Ông Lâm Thanh Đức, sáng lập kiêm CEO công ty Thanh Đức cũng chia sẻ rằng công ty đang có kế hoạch tăng quy mô đàn gà từ 180.000 con lên 600.000 con trong năm 2019 do nhu cầu đối với trứng sạch chất lượng cao tăng trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thương mại thịt lợn chịu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Mexico, có thể sẽ tác động lớn lên thương mại thịt lợn toàn cầu, vốn đang trải qua những biến đổi quan trọng, trong nửa cuối năm 2018, theo báo cáo quý 3 về thị trường thịt lợn của Rabobank nhận định. Tuy nhiên, “bản chất của áp lực sẽ phục thuộc vào vị trí của mỗi bên giao dịch”. Ngoài ra, vấn đề quan trọng cần chú ý là sản xuất thịt lợn toàn cầu tăng trong nửa đầu năm 2018, sẽ gây áp lực lên giá thịt lợn trong thời gian tới. Dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm lợn châu Phi đang lan nhanh tại châu Âu, có thể làm tăng rủi ro nguồn cung và thương mại. Rabobank cho biết thêm rằng “những thay đổi đang diễn ra trong thương mại thịt lợn toàn cầu sẽ tiếp diễn trong năm 2019”.
Giá thấp, nỗi lo dịch bệnh khiến nông dân nuôi tôm Ấn Độ chậm thả nuôi vụ mới
Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ có thể giảm tăng trưởng trong năm 2019 do giá tôm tiếp tục duy trì ở mức thấp và những nông dân đang thận trọng thả nuôi vụ mới. Giá tôm đã giảm 20% so với năm ngoái, nỗ lo về dịch bệnh đốm trắng buộc nhiều nông dân giảm thả nuôi, thu hoạch sớm khi cỡ tôm nhỏ và thu về lợi nhuận thấp hơn. “Giá giảm không khuyến khích nông dân thả nuôi vụ mới”, theo ông S Muthukaruppan, nguyên chủ tịch Cộng đồng những người nuôi tôm chuyên nghiệp Ấn Độ. Tờ báo Economic Times đưa tin rằng xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 6,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2017-18 nhờ giá cao và sản xuất bội thu. Sản xuất tôm năm 2017-18 của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 600.000 tấn, đưa Ấn Độ trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới. “Do EU thắt chặt các tiêu chuẩn chất lượng, các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ đang tập trung vào thị trường Mỹ”, ông Mr Muthukaruppan cho hay.
Theo Asian Agribiz
Bình luận