Xuất khẩu nông sản góp một phần lớn vào xuất khẩu của Ấn Độ với doanh thu hàng năm lên tới 30 tỷ USD. Trong 5 năm tới, doanh thu xuất khẩu nông sản của Ấn Độ dự báo có khả năng tăng gấp đôi. Đồng thời, Ấn Độ cũng đang có cơ hội kiểm soát chi phí nhập khẩu nông sản – mà nước này vốn đang có thâm hụt nghiêm trọng. Rào cản lớn để mở rộng thương mại là sự thay đổi thường xuyên và bất ổn trong chính sách thương mại nông sản của nước này, liên tục đảo đưa giữa hạn chế, cấm cản và tự do thương mại. Những dao động không ngừng này mang đến cho Ấn Độ “tai tiếng” là một đối tác thương mại không mấy đáng tin cậy trên thị trường quốc tế.
Các công cụ chính sách mà nước này thường sử dụng là thuế nhập khẩu, giá xuất khẩu tối thiểu, áp đặt/dỡ bỏ các lệnh cấm xuất khẩu,… Điều này dẫn đến bất ổn trong khung chính sách đầu tư vào ngành chế biến nông sản, tạo chênh lệch lớn giữa giá nông sản Ấn Độ và giá trên thị trường quốc tế, dẫn đến những bóp méo trong hoạt đống sản xuất. Tính ứng phó này vốn là khắc tinh của việc tạo ra một môi trường cạnh tranh, rất thiếu bền vững và tạo ra gánh nặng lớn cho Ấn Độ.
Chính sách giá hỗ trợ tối thiểu (MSPs) có tính bóp méo, khiến giá nội địa cao hơn nhiều so vớ giá quốc tế, khiến hàng hóa nông sản của Ấn Độ trở nên kém cạnh tranh về xuấ khẩu. Gần đây, Mỹ cáo buộc chính sách MSP của Ấn Độ đối với lúa mỳ và lúa gạo vượt ra các quy định thương mại của WTO vốn yêu cầu các chính sách trợ cấp nội địa chỉ giới hạn trong 10% tổng sản lượng. Mặc dù Ấn Độ bác bỏ cáo buộc này, vai trò của MSPs trong bóp méo giá nông sản Ấn Độ so với giá quốc tế, không thể tiếp tục bị lờ đi.
Ví dụ, Nga, một nước xuất khẩu lúa mỳ lớn, đang chào bán lúa mì FOB với giá khoảng 200 USD/tấn, trong khi giá lúa mỳ Ấn Độ dao động quanh mức giá trợ cấp là 257 USD/tấn. Tương tự, bất chấp đậu triều đã chất đống trong kho, Ấn Độ vẫn không thể xuất khẩu bởi chênh giá nội địa và xuất khẩu. Myanmar đang chào bán đậu triều với giá 370 USD/tấn FOB, trong khi giá đậu triều Ấn Độ đang ở mức 562,5 USD/tấn, với giá MSP thậm chí còn cao hơn rất nhiều, ở mức 807 USD/tấn.
Các mức thuế cam kết WTO của Ấn Độ cao hơn nhiều mức thuế thực tế đối với nhiều hàng hóa nông sản, như lúa mỳ, dầu ăn và đường, đang ngầm áp thuế lên người tiêu dùng. Do quan điểm chính sách mang tính bảo hộ của Ấn Độ trong nhiều vấn đề, các nước đang phát triển thường trì hoãn các cuộc đàm phán Thỏa thuận Thương mại Tự do (FTA) với nước này.
Mặt khác, Ấn Độ cũng triển khai các chính sách thiên vị người tiêu dùng và ngầm áp thuế các nhà sản xuất bằng cách áp các hạn chế xuất khẩu với nhiều hàng hóa nông sản khác nhau. Các chính sách hạn chế thương mại của Ấn Độ đã cản trở các nhà xuất khẩu tận dụng các cơ hội xuất khẩu nhãn tiền. Các chính sách thiên vị này dẫn đến quá trình hình thành chính sách bấp bênh, đối phó và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong trung và dài hạn.
Nông sản họ đậu, gần đây liên tục là đối tượng của các chính sách thương mại mới là đại diện cho quá trình hình thành chính sách bất nhất của Ấn Độ. Ấn Độ đã ký MoU dài hạn với Mozambique về nhập khẩu các loại đậu vào tháng 7/2016 khi giá đang trên đà tăng. Nhưng chỉ gần 1 năm sau, Ấn Độ đã áp hạn chế định lượng đối với nhập khẩu các laoị đậu, gây ra thiệt hại rất lớn cho nông dân sản xuất nhỏ đã quyết định trồng đậu chỉ để đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ. Gần Đây, thuế nhập khẩu đối với chana tăng từ 30% lên 40% và từ 40% lên 60% chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng. Tuy nhiên, động thái này diễn ra đồng thời với việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khấu đã kéo dài cả thập kỷ và các động lực xuất khẩu bị triệt tiêu do lệnh cấm kéo dài, đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho thị trường xuất khẩu của Ấn Độ.
Và đặc biệt, bất chấp tất cả những chính sách này, giá của nhiều nông sản họ đậu vẫn thấp hơn MSP.
Tương tự, trong trường hợp của đường, thuế nhập khẩu 20% được áp dụng vào tháng 6/2016 để kiểm soát giá, đã được dỡ bỏ chỉ chưa đầy 1 năm sau vào tháng 3/2018, thay thế bằng một hạn ngạch xuất khẩu chỉ định 2 triệu tấn, qua đó nông dân Ấn Độ được trợ cấp để giúp các nhà sản xuất đường hoàn tất hoạt động chế biến. Bất chấp các chính sách này, giá đường tại Ấn Độ vẫn gặp áp lực lớn và Ấn Độ không thể xuất khẩu khi giá đường của nước này vẫn cao hơn giá đường thế giới. Thuế nhập khẩu đối với lúa mỳ cũng liên tục thay đổi.
Một cơ chế chính sách ổn định và có thể dự báo là cần thiết ngay lúc này. Chính phủ Ấn Độ cần loại bỏ tính thiên vị ra khỏi quá trình hoạch định chính sách và thừa nhận thực tế rằng giá hàng hóa nông sản quốc tế sẽ chuyển tiếp tới các đường biên giá nội địa! CÁc hạn chế thương mại có thể làm ngăn cản quá trình này, nhưng giá nôi địa và giá quốc tế sẽ xích lại gần nhau về dài hạn, và Ấn Độ phải sẵn sàng đối mặt với thử thách này.
Theo The Hindu Business Line
Bình luận