Bộ Quản lý An toàn Thực phẩm và Thuốc của Hàn Quốc sẽ gửi một đoàn công tác tới Việt Nam trong tháng 6 tới để kiểm tra quá trình kiểm soát nitrofuran trong tôm Việt Nam trước khi xuất sang Hàn Quốc, theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad) cho biết.

Hoạt động này diễn ra sau khi các nhà chức trách Hàn Quốc phát hiện một số lô hàng tôm từ các công ty Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc có chứa nitrofuran. Bộ chức trách của Hàn Quốc không phản hồi trước các câu hỏi vào ngày 15/5. Cơ quan Quản lý Kiểm tra Thực phẩm Nhập khẩu của Hàn Quốc đã gửi 2 thư thông báo riêng rẽ trong tháng 4/2018 tới Nafiqad bày tỏ những lo ngại và yêu cầu giải thích từ phía các nhà chức trách Việt Nam sau khi các hợp chất nitrofuran bị phát hiện trong 4 lô hàng tôm thẻ chân trắng trong năm 2018, bao gồm 1 trong tháng 1/2018 và ba trong tháng 4/2018, từ Việt Nam. “Bộ An toàn Thực phẩm và Thuốc của Hàn Quốc coi vấn đề này rất nghiêm trọng liên quan đến nitrofuran phát hiện liên tục trong các lô hàng tôm thẻ chân trắng từ Việt Nam”.

Năm 2017, Hàn Quốc đã quyết định kiểm tra tất cả các lô hàng tôm thẻ chân trắng từ Việt Nam để đảm bảo an toàn thực phẩm sau khi phát hiện thấy nitrofuran trong các lô hàng tôm thẻ chân trắng nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2016, theo cơ quan chức trách Hàn Quốc.

4 nhà xuất khẩu Việt Nam liên quan đến các lô hàng tôm thẻ chân trắng bị phát hiện chứa nitrofuran trong năm 2018 bao gồm: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ATP; Nhà máy Thủy sản Đông lạnh 32 thuộc Tập đoàn Thương mại và Thủy sản Thuận Phước; Nhà máy Havico 2 thuộc CTCP Hải Việt; và Nhà máy Nam Long thuộc Cadovimex. Các công ty này đã được Nafiqad trực tiếp chỉ đạo điều tra tìm nguyên nhân ngay lập tức, tiến hành các biện pháp giải quyết vấn đề và báo cáo kết quả lên Nafiqad nhanh nhất có thể.

Năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 382 triệu USD, tăng 34% so với năm 2016, với tôm thẻ chân trắng chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu tôm Viẹt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2017, dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy.

Theo Seafood Source
Admin

FDA từ chối thông quan tôm từ ba nhà chế biến Ấn Độ được chứng nhận BAP và thêm một nhà chế biến Việt Nam được chứng nhận BAP vào cảnh báo nhập khẩu tháng 1/2024

Bài trước

FDA công bố thêm nhiều lô hàng tôm nhiễm kháng sinh từ các nhà xuất khẩu tôm được chứng nhận BAP 4 sao; Thêm cảnh báo nhập khẩu về thuốc không được phê duyệt trong thủy sản nuôi

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt