Ngũ cốc

Philippines cần nhập khẩu gạo để kìm chế lạm phát tới mức nào?

Lạm phát tại Philippines sẽ giảm bớt từ mức cao nhất trong vòng 5 năm một khi các nhà làm chính sách của nước này phê chuẩn chính sách cho phép tăng nhập khẩu gạo, mở ra dư địa cho các nhà quản lý nền kinh tế nước này hoãn tăng lãi suất, theo một nhà kế hoạch kinh tế cao cấp của Philippines nhận định.

Theo tổng thư ký kế hoạch kinh tế Philippines Rosemarie Edillon trong cuộc phỏng vấn ngày 27/4 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tại Philippines đã tăng vọt lên 4,3% trong tháng 3/2018 nhưng sẽ giảm ít nhất 1% một khi luật hạn chế định lượng nhập khẩu gạo được Thượng viện điều chỉnh trước khi kết thúc nửa đầu năm 2018.

Một số nhà kinh tế học cho rằng ngân hàng trung ương Philippines sẽ kìm chế việc tăng lãi suất và chờ đợi xem các nhà làm chính sách có thông qua luật nhập khẩu gạo trước tháng 6 hay không, bà Edillon cho trong cuộc thảo luận ngày 24/4 của Ủy ban Điều phối Ngân sách Phát triển. Tổng thống Rodrigo Duterte tuần trước đã lên tiếng ủng hộ việc dỡ bỏ hạn ngạch định lượng đối với nhập khẩu gạo để tăng cường kho dự trữ đang cạn kiệt. “Mức tăng 25 điểm phần trăm có thể chặn đứng tăng trưởng”, nhà kinh tế học 53 tuổi đã từ bỏ công việc tại Úc để gia nhập chính phủ năm 2012 nhận định. Bà Edillon hiện không liên quan tới quá trình hoạch định chính sách tiền tệ, nhấn mạnh rằng trong khi ngân hàng trung ương hỗ trợ tăng trưởng, cơ quan này cần độc lập và xem xét các vấn đề khác. Nền kinh tế Philippines ước tăng trưởng gần 7% trong quý 1/2018, bà Edillon nhận định.

Giá gạo – thành tố lớn thứ hai trong gói hàng hóa tiêu dùng tại Philippines – đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm do nguồn cung giảm mạnh, làm tăng áp lực giá lên cải cách thuế vốn đã làm tăng giá nhiên liệu và đồ uống có đường. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines Nestor Espenilla, người đã nỗ lực giữ lãi suất ổn định, đánh động nhiều nhà quan sát khi phát biểu ngày 24/4 rằng nền kinh tế có thể chịu đựng bất cứ sự thắt chặt nào, phát đi tín hiệu cho thấy ông đã sẵn sàng tăng lãi suất nếu cần.

Bà Edillon cho rằng lạm phát gây ra bởi cải cách thuế đã chạm đỉnh điểm trong tháng 3 vừa qua nhưng áp lực có thể đến từ dầu, gạo và các hàng hóa khác. Dữ liệu tính đến ngày 4/5 sẽ cho thấy khả năng chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh 4,5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2017, theo một ước tính trung vị 12 nhà kinh tế trong khải sát của Bloomberg.

Cái giá của chủ nghĩa bảo hộ

Hạn chế định lượng, hay hạn ngạch nhập khẩu, khiến giá gạo tại Philippines cao hơn nhiều so với giá gạo thế giới.

Philippines hiện hạn chế nhập khẩu gạo ở mức do NFA xác định – vốn luôn ưu tiên mua lúa gạo từ nông dân địa phương. Tuy nhiên, WTO đang thúc đẩy việc chấm dứt chính sách này, vốn không chỉ làm hạn chế nguồn cung gạo mà còn đẩy giá gạo nội địa Philippines tăng cao gấp 2 lần giá gạo thế giới.

Cho phép nhập khẩu theo cơ chế thị trường và áp thuế 35% sẽ giúp tăng nguồn cung gạo và giảm giá bán lẻ tới 7 pesos/kg từ mức 44 pesos/kg hiện nay, bà Edillon phân tích.

Để duy trì hạn chế định lượng nhập khẩu gạo ra đời từ năm 1996, Philippines đã đánh đổi bằng cách cho phép mở rộng cửa nhập khẩu đối với thịt và các hàng hóa khác, bà Edillon nhấn mạnh. Nếu chính phủ thất bại về thông qua cải cách nhập khẩu gạo trước tháng 6 tới, các đối tác thương mại như Úc, Canada và Mỹ có thể buộc Philippines phải nhượng bộ nhiều hơn đối với các hàng hóa nông sản khác.

Cơ quan quản lý thực phẩm quốc ia rợ cấp cho nông dân trồng lúa bằng cách thu mua sản phẩm của họ ở giá cao và bán với giá thấp cho người tiêu dùng nghèo. “Giả định rằng bạn có 2,1 triệu gia đình phụ thuộc vào nghề trồng lúa, chúng ta có tới 22 triệu gia đình trên toàn Philippines phải chi tiền gạo giá cao”, bà Edillon phân tích. “Như vậy thật quá thiên vị”.

NFA mở lại đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo

Sau đợt đấu thầu thất bại hồi tuần trước, NFA đang mở lại phiên đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo do cơ quan này đang cần tăng cường gấp kho dự trữ quốc gia.

Sau khi tham vấn Special Bids and Awards Committee (SBAC), NFA đặt lịch ngày 4/5 để mở thầu lại để nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam. “Chúng tôi đã muốn hoàn tất sớm nhưng các đại diện từ hai nước cng cấp này yêu cầu thời gian để chuẩn bị thủ tục cần thiết và tham vấn các cơ quan liên quan”, theo nhà quản lý NFA Jason Aquino cho biết. “Do vướng kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam vào ngày 30/4-1/5, phía Việt Nam yêu cầu ít nhất 2 ngày để chuẩn bị hồ sơ và các yêu cầu điều phối cần thiết”.

Đợt đấu thầu lại vào ngày thứ 6 tới vẫn sẽ sử dụng cùng điều khoản tham chiếu mà NFA đã công bố trước đó. Tuy nhiên, giá tham chiếu sẽ được tính toán lại dựa trên giá gạo thế giới trong ngày trước ngày mở phiên đấu thầu và xem xét vấn đề tỷ giá đồng Peso so với đồng USD trong cùng giai đoạn. “Chúng tôi lạc quan rằng sẽ đạt thành công trong lượt đấu thầu thứ hai này”, ông Aquino phát biểu.

Đồng thời, NFA cũng điều chỉnh lịch trình và thời hạn giao hàng đối với gạo nhập khẩu để các nhà cung cấp có đầy đủ thời gian triển khai. Đối với đợt đấu thầu sắp tới, thời hạn giao 100.000 tấn gạo 25% tấm không muộ hơn 31/5; thời hạn giao 100.000 tấn gạo 25% tấn còn lại không muộn hơn 15/6 và thời hạn giao 50.000 tấn gạo 15% tấm không muộn hơn 30/6.

Đợt đấu thầu tuần trước thất bại do giá chào thầu quá cao của Thái Lan và Việt Nam, cao hơn nhiêu so với giá tham chiếu mà NFA đặt ra. Giá tham chiếu của NFA ở mức 483,63 USD/tấn đối với 50.000 tấn gạo 15% tấm và 474,18 USD/tấn đối với 200.000 tấn gạo 25% tấm. Hai phiên trả giá đều đưa ra mức giá chào thầu của Thái Lan và Việt Nam cao hơn nhiều so với mức giá tham chiếu trên.

Các ghi chép cho thấy đây không phải lần đầu tiên giá gạo thế giới vượt mốc 500 USD/tấn. Năm 2011 – 13, giá gạo thế giới dao động từ 510 – 567 USD/tấn đối với gạo 15% tấm và 502 – 560 USD/tấn đối với gạo 25% tám.

Mặc dù NFA đang tăng cường thu mua lúa gạo nội địa, dự trữ gạo của NFA vẫn chưa đến 100.000 bao gạo, tức không đủ cho 1 ngày tiêu dùng trên cả nước.

Theo Bloomberg, Philstar
Admin

Ấn Độ kỳ vọng lạm phát lương thực sẽ chậm lại trong những tháng tới

Bài trước

Việt Nam xuất khẩu hơn 6,1 triệu tấn gạo trong 8 tháng; Nhập khẩu gạo của Philippines đạt 2,72 triệu tấn vào cuối tháng 8 khi giá gạo toàn cầu tăng; Indonesia muốn nhập khẩu thêm 900.000 tấn gạo cho đến cuối năm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc