TACN và nguyên liệu

Báo cáo ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018

Bất chấp những khó khăn trong ngành chăn nuôi Việt Nam trong những năm gần đây, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) vẫn dự báo tăng trưởng đều đặn 3% hàng năm.

 

Tăng trưởng trong ngành TACN có động lực mạnh từ sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản có tăng trưởng 5 – 10% trong những năm gần đây, phụ thuộc vào diện tích và ngành sản xuất thủy sản. Ví dụ, ngành nuôi cá tăng trưởng 5% trong năm 2017 trong khi ngành nuôi tôm tăng trưởng 10% Ngành TACN Việt Nam sẽ cần thời gian để hồi phục và USDA Post dự báo tăng trưởng ngành TACN Việt Nam năm 2018/19 sẽ duy trì ở mức 3%.

 

Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất thế giới và đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Trong đó, ngành chăn nuôi lợn là động lực chính của ngành TACN nội địa. Sau cuộc khủng hoảng năm 2016, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với thách thức giá thịt lợn giảm xuống dưới giá thành, buộc nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ phải rời bỏ ngành. Hiện thị trường chỉ còn những nhà chăn nuôi quy mô lớn với chu trình sản xuất khép kín do họ có thể tiếp tục sản xuất với biên lợi nhuận rất thấp.

 

Về ngô, những nhà sản xuất nội địa đối mặt với thách thức lớn với nguồn ngô có giá rất cạnh tranh từ các nước sản xuất lớn trên thế giới như Argentina và Brazil. Từ năm 2014, giá ngô quốc tế đã liên tục thấp hơn giá ngô Việt Nam. Trong những năm tới, nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng: USDA Post dự báo lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục 11 triệu tấn trong niên vụ 2018/19.

 

Dưới những điều kiện thuận lợi, lúa mỳ làm TACN có thể là nguồn nguyên liệu TACN thay thế cho ngô. Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN phụ thuộc lớn vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô. Niên vụ 2016/17 và 2017/18, USDA Post ước tính nhập khẩu lúa mỳ làm TACN tăng mạnh do cạnh tranh về giá tốt so với ngô. Tuy nhiên, lúa mỳ làm TACN không thể hoàn toàn thay thế ngô trong ngành TACN. Ban đầu, lúa mỳ làm TACN gần như chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản. Hiện, do giá của lúa mỳ làm TACN khá cạnh tranh nên đang trở thành một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất TACN tổng hợp cho cả nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. USDA Post dự báo nhập khẩu lúa mỳ làm TACN của Việt Nam trong niên vụ 2018/19 sẽ duy trì ở mức cao, 4,5 triệu tấn do giá cạnh tranh so với ngô, và tăng trưởng của ngành TACN thủy sản và vật nuôi.

 

Tổng nhu cầu TACN Việt Nam từ năm 2017 - 2019 (Đơn vị: tấn) 
 201720182019
Thức ăn chăn nuôi 23,350,00023,800,00024,100,000
Thức ăn thủy sản 5,750,0006,200,0006,800,000
Tổng29,100,00030,000,00030,900,000
Công nghiệp20,520,00021,900,00022,800,000
Thức ăn chăn nuôi 17,220,00018,000,00018,500,000
Thức ăn thủy sản3,300,0003,900,0004,300,000
Tự chế8,580,0008,100,0008,100,000
Thức ăn chăn nuôi6,080,0005,600,0005,600,000
Thức ăn thủy sản2,500,0002,500,0002,500,000
Tổng29,100,00030,000,00030,900,000
Nguồn: FAS-VN

 

Nguồn nguyên liệu TACN cung ứng cho ngành sản xuất TACN Việt Nam từ năm 2017 – 2019  (Đơn vị: tấn)
 CY 2017CY 2018 CY 2019 
Nhập khẩu (1) 16,300,000 19,500,000 21,900,000 
Bột đậu tương5,800,0006,200,0006,400,000
Ngô5,700,0009,000,00010,250,000
DDGS800,0001,000,0001,200,000
Lúa mỳ làm TACN2,600,0001,800,0002,500,000
Bột/cám khác700,000690,000700,000
Khác (MBM, FM, …)700,000810,000850,000
Nguồn cung nội địa (2) 11,300,000 9,000,000 9,000,000 
Ngô5,000,0003,000,0003,000,000
Cám gạo5,000,0005,000,0005,000,000
Gạo tấm500,000500,000500,000
Sắn800,000500,000500,000
TACN thành phẩm nhập khẩu (3) 1,500,000 1,500,000 1,500,000 
Tổng (4) 29,100,000 30,000,000 30,900,000 
TACN công nghiệp (5) 20,520,000 21,900,000 22,800,000 
TACN tự chế (6)* 8,580,000 8,100,000 8,100,000 
Nguồn: FAS-VN

 

 

Trong những năm gần đây, ngành TACN Việt Nam phụ thuộc nặng vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm TACN, bao gồm TACN công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu. USDA Post dự báo trong năm 2019, 76% tổng lượng nguyên liệu thô là nguồn nhập khẩu khi ngành TACN tiếp tục tăng trưởng tốt. Nguyên liệu thô nhập khẩu bao gồm bột đậu tương, ngô, DDGS, các loại bột ngũ cốc và cám khác từ cùi dừa, hạt cải, và cám gạo. Các nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn bao gồm các protein động vật như bột thịt và bột xương (MBM) và bột cá.

 

Các nguồn cung nguyên liệu nội địa cho TACN bao gồm cám gạo và gạo tấm, từ ngành gạo nội địa. Ngành chế biến gạo sản xuất xấp xỉ 5 triệu tấn cám gạo hàng năm, phần lớn sử dụng cho TACN. Gạo tấm sử dụng làm TACN tương đối nhỏ, chỉ khoảng 0,5 triệu tấn do hoạt động xuất khẩu gạo mạnh. Sử dụng sắn trong TACN đang giảm, từ 800.000 tấn năm 2017 xuống còn 500.000 tấn năm 2018 và 2019 do sản xuất không phát triển và nhu cầu sắn cho xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học ở mức cao.

 

Lúa mỳ làm TACN đang ngày càng trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành TACN Việt Nam. Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN biến động theo từng năm tùy vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô. Niên vụ 2018/19, USDA Post dự báo lượng nhập khẩu lúa mỳ làm TACN sẽ tăng mạnh do giá lúa mỳ hiện đang rất cạnh tranh.

 

TACN tự chế phần lớn bao gồm các nguyên liệu nội địa, như ngô, cám gạo, gạo tấm, sắn, các loại rau và từ thực phẩm bỏ đi, cũng chủ yếu từ nguồn địa phương. Tuy nhiên, TACN tự chế không phải là nguồn TACN bền vững cho ngành sản xuất chăn nuôi ngày càng thâm canh. Năm 2018 và 2019, USDA Post ước tính sử dụng TACN tự chế sẽ giảm và sau đó đi ngang. USDA Post ước tính nhập khẩu TACN thành phẩm ở mức 1,5 triệu tấn hàng năm. TACN thành phẩm nhập khẩu dành cho một nhóm vật nuôi nhất định, như tôm, cá cảnh và thú cưng.

 

Giá thịt lợn và các loại thịt gia cầm có tác động lớn tới ngành TACN của Việt Nam do thịt lợn chiếm 75% và thịt gà chiếm 10% tổng tiêu dùng thịt của người dân Việt Nam. Giá thịt lợn tăng mạnh vào đầu năm 2016, chạm mức cao kỷ lục vào tháng 4/2016, sau đó giảm nhanh từ tháng 10/2016 – 1/2017. Đến tháng 2/2018, giá thịt lợn vẫn thấp hơn 35.000 VNĐ/kg. Theo nông dân, giá thành sản xuất dao động từ 35.000 – 40.000 VNĐ/kg.

 

Chi phí quản lý và chi phí TACN cao dẫn đến cạnh tranh mạnh giữa ngành chăn nuôi gia cầm và các ngành protein động vật khác, như chăn nuôi lợn, cá và tôm. Kết quả là giá gia cầm chỉ phục hồi nhẹ và vẫn rất thấp so với năm 2015 và nửa đầu năm 2016, khiến sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng nhẹ. Giá gia cầm phục hồi nhẹ vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018.

 

Các sản phẩm thủy sản chủ yếu để xuất khẩu, trong khi các protein động vật phần lớn tiêu dùng nội địa. Tổng sản lượng thịt vẫn tăng dưới mức trung bình 5% trong năm 2017 và 2018, do hiệu ứng rơi rớt từ giai đoạn sản xuất kinh doanh khó khăn vào năm 2016 và 2017, trong khi ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng 5 – 10% trong cùng kỳ so sánh. Nhìn chung, USDA Post ước tính ngành TACN Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2018 và 2019.

 

Ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong những năm tới nhờ các biện pháp quản lý tốt hơn, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các trang trại chăn nuôi được cải thiện và nhu cầu tăng đối với tiêu dùng trứng, sữa và thịt, cùng với đầu tư tăng từ các nhà đầu tư nội địa lẫn nước ngoài vào nhiều ngành, như sản xuất TACN, giết mổ và chế biến thịt. Một số hoạt động đầu tư lớn có thể kể đến như:

 

  • Cargill Việt Nam, một trong ba nhà sản xuất TACN lớn nhất Việt Nam, đã được phê duyệt xây dựng nhà máy sản xuất TACN trị giá 70 triệu USD tại tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy này sẽ là nhà máy lớn nhất trong 11 nhà máy của Cargill tại Việt Nam. Cargill hiện cung ứng khoảng 1,6 triệu tấn TACN hàng năm tại Việt Nam;
  • CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) gần đây đã triển khai tổ hợp chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại tỉnh Thanh Hóa. Tổ hợp này hiện có 16.000 con bò sữa nhập khẩu từ Mỹ và Úc và quy mô đàn bò sữa tại tổ hợp này sẽ tăng lên 24.000 con trong giai đoạn 2 của dự án. Tổ hợp chăn nuôi này dự kiến sản xuất khoảng 36 triệu lít sữa hàng năm.
  • Gần đây, Dabaco Group đã triển khai hoạt động của trung tâm gà giống cụ kị tại tỉnh Bắc Giang. Trung tâm này có khoảng 60.000 gà giống cụ kị để sản xuất khoảng 5 triệu gà giống ông bà hàng năm.
  • Massan Nutri-Science Group của Việt Nam, đã bắt đầu xây dựng một lò giết mổ lợn hiện đại và một nhà máy chế biến thịt tại tỉnh Hà Nam. Nhà máy này dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/2018 với tổng công suất 1,4 triệu con lợn hàng năm để sản xuất các sản phẩm thịt tươi, ướp lạnh cho thị trường nội địa;
  • Koyu & Unitek Company, một công ty liên doanh giữa Úc và Nhật Bản tại tỉnh Đồng Nai, đang vận hành nhà máy chế biến thịt gà với công suất 350 tấn thịt gà chế biến hàng tháng. Nhà máy này bắt đầu xuất khẩu từ năm 2017, chủ yếu sang thị trường Nhật Bản. Công ty hiện đang xây dựng một nhà máy mới trị giá 20 triệu USD tại tỉnh Đồng Nai với dự kiến sản xuất 550 tấn thịt gà chế biến hàng tháng khi đi vào hoạt động từ năm 2019.
  • CTCP Vissan, nhà chế biến thịt lớn nhất Việt Nam, tiếp tục tập trung vào truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm các sản phẩm thịt và tăng đầu tư vào các công nghệ chế biến. Công ty hiện đang xây dựng một cụm chế biến thực phẩm tại tỉnh Long An.
  • CTCP Đầu tư và Thương mại Biển Đông đã đầu tư vào một nhà máy giết mổ tại tỉnh Nam Định với công sâuts 250 – 300 con lợn/giờ. Công ty đặt mục tiêu xuất khẩu thịt sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong.
  • Với việc thâu tóm CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre gần đây, tập đoàn CJ của Hàn Quốc đang sản xuât thực phẩm đông lạnh và các suất ăn chế biến sẵn, như nem cuốn, chè, thịt tươi và xúc xích.
  • CTCP Thực phẩm Mavin đã thiết lập một nhà máy mới tại khu công nghiệp Đồng Văn II. Mavin có kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm thịt sang Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.
  • Tập đoàn KIDO (KDC) đã thâu tóm 50% cổ phần trong Công ty Chế biến Thực phẩm Dabaco để tăng cường sự hiện diện trong ngành chế biến thực phẩm. Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm tươi, đông lạnh và đóng hộp như các sản phẩm thịt và xúc xích.

 

Những hoạt động đầu tư mới này trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt sẽ giúp nông dân tránh tác động tiêu cực hoặc thua lỗ trong tương lai nếu có bất cứ biến động tiêu cực nào về giá do sự thay đổi giá lợn sống trên thị trường Trung Quốc.

 

Ngoài ra, ngành thúy ản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Xuất khẩu tôm, cá tra và các loại thủy sản khác của Việt Nam sang thị trường Mỹ và nhiều nước châu Âu, châu Á khác tăng mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu nhờ tăng nhu cầu. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy động lực đầu tư vào ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá, dẫn đến nhu cầu đối với ngành sản xuât thức ăn thủy sản tăng lên.

 

Theo USDA

Admin

Báo cáo thường niên năm 2024 về ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Bài trước

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc