Động thái áp thuế bổ sung 25% đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc có thể tác động mạnh tới ngành đậu tương Mỹ, nhưng là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Mỹ Latin, vốn đang dồn chú ý đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, nước nhập khẩu các loại hạt có dầu lớn nhất thế giới.

Chính sách thuế mới này có thể sẽ cần thời gian để thực sự hiện rõ tác động, xét đến dự trữ đậu tương Mỹ tại các cảng của Trung Quốc; đồng thời, Argentina và Brazil – các nhà cung cấp đậu tương lớn khác cho Trung Quốc – sẽ tìm cách chiếm thị phần 35% của Mỹ trong cơ cấu nhập khẩu đậu tương Trung Quốc. Trong năm tài khóa 2016-17 (từ 10/2016 – 9/2017), Trung Quốc đã nhập khẩu 93,5 triệu tấn đậu tương, chiếm 62,6% tổng xuất khẩu đậu tương toàn cầu và 61,2% xuất khẩu đậu tương của Mỹ. Tổng sản lượng các hạt có dầu của Trung Quốc trong cùng năm là 58,5 triệu tấn.

Trung Quốc đang có quan điểm tích cực về đậu tương Argentina do ngành sản xuất đậu tương Argentina sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ (USSEC) đang phát lời mời tập huấn cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản trên khắp Trung Quốc về vấn đề dinh dưỡng và quản lý sản xuất. Các đại diện từ văn phòng của USSEC tại Thượng Hải gần đây đã đến Hàng Châu, tư vấn cho nông dân nuôi cá chép và cá chuối về các hệ thống hồ luân chuyển nước. Các workshop tập huấn tương tự cũng được tổ chức trên khắp Trung Quốc, hợp tác với chính quyền địa phương. Về phần mình, USSEC sử dụng các khóa tập huấn làm công cụ mở ra nhu cầu tại Trung Quốc; trong đó đặc biệt nhấn mạnh hoạt động sản xuất đậu tương bền vững tại Mỹ cũng là nỗ lực marketing của ngành đậu tương Mỹ tại thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác này đang lung lay khi Trung Quốc quyết định áp thuế đậu tương để trả đũa các chính sách thuế của chính phủ tổng thống Trump. “Nhiều nông dân trồng đậu tương Mỹ là những người đã bầu cho ông Trump và chính phủ Trung Quốc sẽ không tìm kiếm ảnh hưởng từ thực tế đó”, theo Shen Jian Guang, nhà phân tích thương mại đậu tương tại Rui Sui Securities, một hãng môi giới đầu tư Trung Quốc, cho biết.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của đậu tương trong ngành thức ăn thủy sản của Trung Quốc buộc nước này phải hành động thận trọng do bất cứ sự tăng giá TACN nào cũng có thể châm ngòi cho lạm phát giá thực phẩm, vốn là mối lo lắng thường trực của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng có các đối tác khác, chủ yếu tại Mỹ Latin, để nhập khẩu đậu tương. Do nguồn đậu tương từ Mỹ Latin không phù hợp cho tiêu dùng trực tiếp ở người nên ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc có thể sử dụng đậu tương nhập khẩu từ Mỹ Latin làm nguồn thay thế.

Ngoài ra, vẫn còn cơ hội để thu hồi các chính sách thuế Mỹ và Trung Quốc ban hành gần đây trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nước. Nhà tư vấn kinh tế hàng đầu của tổng thống Trump là Larry Kudlow cho rằng đe dọa áp thuế của Mỹ hiện “chỉ là đề xuất đầu tiên” của quá trình ngoài nhiều cuộc đàm phán và các cuộc thảo luận “hậu trường” giữa hai nước. Đồng thời, Cui Tiankai, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cũng cho biết Trung Quốc có thiện chí giải quyết xung đột thông qua đối thoại. “Các cuộc đàm phán vẫn là ưu tiên của chúng tôi, nhưng sự hợp tác của Mỹ là thiết yếu. Chúng tôi sẽ theo dõi những gì Mỹ sẽ hành động”.

Theo Seafood Source
Admin

Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vào năm 2030

Bài trước

EU nhất trí hoãn thực hiện luật chống phá rừng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách