Chính sách

Pháp tăng giá tối thiểu các mặt hàng thực phẩm, hạn chế khuyến mại

Theo tuyên bố mới đây của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Pháp – nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất EU, có kế hoạch tăng giá tối thiểu các mặt hàng thực phẩm và hạn chế khuyến mại tại các siêu thị nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Động thái này là một phần kết quả cuộc rà soát từ đồng ruộng tới bàn ăn mới kết thúc gần đây.

Nông dân, một bộ phận quan trọng trong đời sống chính trị Pháp, từ lâu đã luôn than phiền về thiệt thòi do các cuộc chiến về giá của các nhà bán lẻ, vốn có lợi cho người tiêu dùng, nhưng lại gây thiệt hại cho những nhà sản xuất ở đầu chuỗi giá trị. Chính này trên sẽ có thời gian thử nghiệm trong vòng 2 năm.

Tăng giá sàn

Bán lỗ bị cấm tại Pháp.

Để quyết định mức giá sàn mà các nhà bán lẻ được phép bán một sản phẩm, Pháp lập ra ngưỡng Resale Below Cost (RBC). Ngưỡng này hiện được định nghĩa bằng giá mua cơ bản của hàng hóa trên, trừ đi chiết khấu, cộng với chi phí vận chuyển đến kho người bán lẻ.

Chính phủ Pháp sẽ đề xuất tăng ngưỡng RBC thêm 10%, theo Thủ tướng Pháp phát biểu tổng kết rà soát trên. “Mục tiêu là tái cân bằng mối quan hệ thương mại để mang lại lợi ích cho nông dân”. Mức tăng này bao gồm một số chi phí bổ sung của nhà bán lẻ hỗ trợ, như chi phí hậu cần và nhân lực cần để vận chuyển hàng hóa từ kho tới kệ tại siêu thị. Cách tính này sẽ nâng giá bán lẻ cuối cùng của tất cả các mặt hàng bán ra từ mức RBC hiện tại lên ngưỡng mới – nhưng không nhất thiết khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn.

Quy định khuyến mại

Chính phủ Pháp cũng sẽ đề xuất hạn chế mức chiết khấu đối với các sản phẩm thực phẩm xuống 34% giá hàng hóa và giới hạn trong 25% sản lượng hàng hóa hiện có. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Stephane Travert cho biết. Điều này có nghĩa là các nhà bán lẻ sẽ có thể thực hiện khuyến mại cứ mỗi 3 sản phẩm có giá của 2 sản phẩm chỉ cho 1/4 lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường.

Cuộc chiết về giá dẫn tới tỷ lệ chiết khấu hàng hóa lên tới 70% nguồn cung, phần lớn cũng được các nhà sản xuất thực phẩm hỗ trợ. Mục đích của quy định này là để tránh cho người tiêu dùng mất cảm giác về giá. “Các nhà bán lẻ có thể chiết khấu nhưng không bán tháo”, theo Christiane Lambert, lãnh đạo liên hiệp nông dân lớn nhất nước Pháp là FNSEA phát biểu.

Tác động lên ngành bán lẻ Pháp?

Các nhà phân tích cho rằng các chính sách này sẽ làm giảm cạnh tranh về giá khốc liệt giữa các nhà bán lẻ Pháp và đẩy tăng lạm phát giá thực phẩm, có thể mang lại lợi nhuận biên cao hơn cho các nhà bán lẻ trong ngắn hạn. “Chính sách này có thể giúp làm dịu đi cuộc chơi giá nhưng những nhà bán lẻ cực đoan nhất về giá trên thị trường có thể tìm cách tấn công chính sách này”, theo nhà phân tích Raymond James Cedric Lecasble phát biểu.

Những nhà bán lẻ nào hưởng lợi tốt nhất?

Bối cảnh cạnh tranh giá dịu hơn có thể giúp các nhà bán lẻ như Carrefour và Auchan, vốn đang gặp áp lực về khả năng sinh lời và những đại siêu thị đang gặp vấn đề chiết khấu giá quá mạnh như Leclerc.

Leclerc hiện là nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp với thị phần 21% trên toàn quốc, so với mức 25% của Carrefour, theo dữ liệu mới nhất của Kantar cho thấy.

Lạm phát giá thực phẩm cũng có thể khiến một bộ phận người tiêu dùng giảm mua sắm, và có thể khiến một số nhà bán lẻ luôn chấp nhận chiết khấu cao như Lidl hưởng lợi.

Hạn chế khuyến mại có thể mang lại lợi ích cho những nhà bán lẻ chuyên chiết khấu, có các chiến lược Giá thấp mỗi ngày và giảm sự thu hút của các đại siêu thị, vốn tập trung hơn vào chiết khấu giá.

Khi nào chính sách có hiệu lực?

Mục tiêu của chính phủ Pháp là sẽ đệ trình dự thảo luật lên quốc hội vào đầu năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng các chính sách này không thể tác động tơi chuỗi thực phẩm trước nửa cuối năm 2018.

Ai trả tiền cho chính sách này?

Theo các nhà phân tích, ước tính ngưỡng tăng RBC 15% sẽ tiêu tốn của người tiêu dùng trung bình 0,36 USD/người/tuần. Giá các sản phẩm hiện đang bán thấp hơn mức sàn RBC mới – phần lớn các sản phẩm vốn thu hút người tiêu dùng như Nutella của Ferrero hay Coca Cola – có thể tăng ngay.

Hiệu ứng domino

Chính phủ Pháp hy vọng các chính sách này sẽ tạo động lực cho các nhà bán lẻ nới lỏng áp lực lên các nhà cung cấp và sản xuất thực phẩm, vốn là những người dồn áp lực trở lại nông dân. Nhưng các nhà quan sát có phần nghi ngờ về diễn tiến của chính sách này. “Chúng tôi sẽ nhận thấy một sản phẩm tăng giá 10%, lấy trực tiếp từ người tiêu dùng, và phần tăng này sẽ phần nào đó quay trở lại nông dân. Nhưng vấn đề là tôi không biết sự việc có diễn ra đúng như vậy hay không”, theo Olivier Andrault từ Hiệp hội quyền lợi người tiêu dùng nhận định.

Các biện pháp khác

Chính phủ Pháp cũng triển khai điều khoản được gọi là đàm phán lại, cho phép tấ cả các bên yêu cầu rà soát lại hợp đồng và đây được cho là một lợi thế lớn cho các nhà sản xuất. Để đảm bảo nông dân không bị trả giá thấp hơn giá thành, Pháp cũng có kế hoạch đảo ngược quá trình quyết định giá, bằng cách lấy giá thành của nông dân làm giá cơ sở.

Theo Reuters
Admin

Tại sao nông dân biểu tình ở Pháp và các khu vực khác ở châu Âu?

Bài trước

Dư địa cho Việt Nam tăng xuất khẩu nông sản sang Pháp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách