Trung Quốc mở cửa thị trường cho thịt lợn, thịt bò Pháp. Kế hoạch triển khai lò giết mổ của thành phố Hồ Chí Minh bị hoãn. Philippines kêu gọi thành lập Bộ Thủy sản.
Trung Quốc mở cửa thị trường cho thịt lợn, thịt bò Pháp
Trung Quốc đã cam kết công bố các kết quả kiểm tra thực địa hồi tháng 11/2015 và cấp phê duyệt trước khi kết thúc năm 2017 cho các công ty thịt lợn Pháp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cho biết sẽ xúc tiến quy trình mở cửa thị trường cho thịt bò Pháp, dựa trên quyết định dỡ bỏ lệnh cấm ban hành hồi tháng 3/2017. Đây là các đồng thuận đạt đưcọ trong Đối thoại cấp cao Kinh tế và Tài chính Trung Quốc – Pháp lần thứ 5, tổ chức ngày 1/12/2-17, theo Bộ Tài chính Trung Quốc công bố. Cả hai bên cũng đồng thuận về tạo điều kiện cho các sản phẩm từ Pháp tiếp cận các khách hàng Trung Quốc trên thị trường thức ăn chăn nuôi.
Kế hoạch triển khai lò giết mổ của thành phố Hồ Chí Minh bị hoãn
Tại Việt Nam, Sở NNPTNT thành phố Hồ Chí Minh muốn gia hạn thêm 4 tháng để triển khai kế hoạch mở 4/7 lò giết mổ. Theo báo cáo của nhà thầu dự án, 4 lò giét mổ có thể bắt đầu đi vào hoạt động từ quý 1/2018. Công suất hoạt động tổng cộng dự kiến đạt 8.000 tấn/ngày. Trong một nỗ lực khác nhằm đảm bảo ATTP tại thành phố, Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư về Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thú y, có hiệu lực từ 30/12 tới, khiến việc mở các lò giết mổ mới trở nên khó khăn hơn cho các nhà thầu.
Philippines kêu gọi thành lập Bộ Thủy sản
Chính phủ Philippines đang được kêu gọi thành lập Bộ Thủy sản để cải thiện sản xuất thủy sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chuyên gia thủy sản Phlippines Rafael Guerrero III cho rằng nước này chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và các nước châu Á về sản xuất cá rô phi, cá măng và tảo biển. Ông Guerrero cho biết Indonesia, nước thành lập Bộ Thủy sản năm 1994, hiện có 1 triệu ha trồng tảo biển, trong khi Philippines chỉ có 60.000ha. Ông cũng cho rằng sự thay đổi chính sách liên tục tác động lên hoạt động sản xuất thủy sản, trái ngược với các quốc gia láng giềng, vốn đi sau trong ngành nuôi trồng thủy sản nhưng hiện đã sản xuất nhiều hơn nhiều so với Philippines.
Theo Asian Agribiz
Bình luận