Theo báo cáo thức ăn chăn nuôi Việt Nam quý 3/2017 của USDA Post, trong năm 2017, tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ giảm khoảng 15% so với năm 2016 và tổng nhu cầu năm 2018 sẽ tăng khoảng 2% so với năm 2017. Trong năm 2016/17, tổng tiêu dùng lúa mỳ được cho là sẽ tăng mạnh so với năm 2015/16 do nhu cầu sử dụng lúa mỳ làm TACN và thực phẩm đều tăng. Sử dụng lúa mỳ làm TACN tăng mạnh do giá lúa mỳ cạnh tranh hơn so với giá ngô. Tuy nhiên, trong năm 2017/18, nhập khẩu lúa mỳ được dự báo giảm một nửa so với năm 2016/17 do giá ngô giảm. Năm 2016/17, với sản xuất ngô nội địa còn yếu, Việt Nam phải tăng nhập khẩu ngô để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành sản xuất TACN. Trong khi đó, bất chấp sản xuất lúa gạo nội địa giảm nhẹ, xuất khẩu gạo được dự báo tăng trong năm 2016/17, chủ yếu do nhu cầu tăng của các nước nhập khẩu khu vực châu Á.

Trong năm 2017, USDA Post dự báo tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi (TACN) của Việt Nam vào khoảng 29,1 triệu tấn, giảm khoảng 15% so với năm 2016 và 29,6 triệu tấn trong năm 2018, tăng khoảng 2% so với năm 2017.

Tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2016-2018

2016 2017 2018
Thức ăn chăn nuôi 28.694.075 23.350.000 23.800.000
Thức ăn thủy sản 5.475.000 5.750.000 5.800.000
Tổng TACN 34.169.075 29.100.000 29.600.000
Sản xuất công nghiệp 19.623.000 20.520.000 21.500.000
Thức ăn chăn nuôi 16.623.000 17.220.000 18.000.000
Thức ăn thủy sản 3.000.000 3.300.000 3.300.000
Tự sản xuất 14.553.775 8.580.000 8.100.000
Thức ăn chăn nuôi 12.078.770 6.080.000 5.600.000
Thức ăn thủy sản 2.475.000 2.500.000 2.500.000
Tổng TACN 34.169.075 29.100.000 29.600.000

 

Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu TACN Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

2016 2017 2018
Nhập khẩu      17.370.000 16.300.000 16.900.000
Bột đậu tương 5.600.000 5.800.000 6.000.000
Ngô 5.700.000 5.700.000 7.000.000
DDGS 1.200.000 800.000 1.000.000
Lúa mỳ làm TACN 1.100.000 2.600.000 1.400.000
Các loại bột/cám khác 2.000.000 700.000 5.000.000
Khác (MBM, FM,…) 1.770.000 700.000 1.000.000
Nguồn cung nội địa 15.300.000 11.300.000 11.200.000
Ngô 5.800.000 5.000.000 5.000.000
Cám gạo 6.000.000 5.000.000 5.000.000
Gạo tấm 1.500.000 500.000 500.000
Sắn 2.000.000 800.000 700.000
TACN thành phẩm nhập khẩu 1.500.000 1.500.000 1.500.000
Tổng 34.170.000 29.100.000 29.600.000

Cho đến tháng 8/2017, giá thịt lợn và thịt gà nội địa rất thất. Giá thịt lợn vẫn thấp hơn giá thành sản xuất (khoảng 45.000 VNĐ/kg). Năm 2018, tiêu dùng TACN dự báo tăng trở lại khoảng 29,6 triệu tấn.

Theo USDA
Admin

Tăng trưởng sản xuất dầu diesel tái tạo của Hoa Kỳ tác động mạnh mẽ đến thương mại nguyên liệu TACN toàn cầu

Bài trước

Báo cáo thường niên năm 2024 về ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc