Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh lên do dân số thành thị tiếp tục tăng, thu nhập khả dụng tăng, cơn sốt hàng hóa ngoại cao cấp và thực phẩm an toàn.

Thị trường còn nhiều dư địa phát triển

Trung Quốc chiếm 19% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 11% đất canh tác, và các nhà chức trách Trung Quốc ước tính rằng 40% đất canh tác của nước này đang bị suy thoái, với 20% trong đó đang trong thời gian khôi phục chất lượng. Hàng năm, 20 triệu dân Trung Quốc trở thành người thành thị, ngay lập tức tạo ra lớp khách hàng thành thị mới, nhưng 45% dân số nước này vẫn sinh sống tại các vùng nông thôn, chủ yếu là nông dân có sinh kế dễ tổn thương. Về thực phẩm, cư dân thành thị Trung Quốc có mức chi tiêu cao cấp 2,1 lần so với cư dân nông thôn. Đáng chú ý, Trung Quốc đang chuyển từ chính sách 1 con sang chính sách 2 con.

Sự thâm nhập của thực phẩm nhập khẩu vào các khu vực thành thị của Trung Quốc vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng. Đến cuối năm 2014, Trung Quốc có 42 thành phố với quy mô dân cư đại đô thị, tức ít nhất là 2 triệu người. Theo EIU, các cư dân trong 42 thành phố này có thu nhập hơn 50.000 NDT hàng năm (theo giá thực tế năm 2005) được coi là tầng lớp trung lưu – được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi từ 33 triệu người năm 2015 lên 62 triệu người năm 2020. Tính theo tỷ trọng dân số, tầng lớp trung lưu sẽ tăng từ 8,8% lên 15,8% và có thể được cọi là nhóm khách hàng mục tiêu của nhiều hàng hóa nhập khẩu.

Các khuynh hướng tiêu dùng hiện nay

Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng có nhu cầu và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm thực phẩm tiện lợi hơn, dinh dưỡng cao hơn và tươi hơn. Những người tiêu dùng, các trung tâm mua sắm, và các khách sạn cao cấp đều đang tìm cơ hôi hưởng thụ hoặc cung cấp các trải nghiệm ẩm thực mới, như các lễ hội thực phẩm, các sản phẩm độc lạ, và các hoạt động trình diễn công phu. Người tiêu dùng độ tuổi 30 – 40 hiện đang ngày càng ưa chuộng uống rượu vang đỏ vào bữa ăn tối. Thưởng thức vang đỏ ngày càng được coi là có đẳng cấp cao hơn so với bia và cũng là một lựa chọn được coi là có lợi cho sức khỏe hơn các đồ uống có cồn truyền thống của Trung Quốc.

Thế hệ người tiêu dùng trẻ hơn đang lui tới các quán cà phê và cà phê pub kiểu phương Tây. Các pub này cung cấp bia chế biến thủ công đang rất được ưa chuộng. Các sinh viên đại học sẵn sàng trả đến 10 USD để thưởng thức cà phê latte ăn kèm vơi smotoj lát bánh hoặc kem kiểu châu Á ăn kèm trái cây, trân châu và các loại đậu. Từng rất hiếm, nay các cửa hàng như vậy dễ dàng tìm thấy ở bất cứ thành phố nào tại châu Á.

Hơn 650 triệu người tiêu dùng và doanh nhân đang là những người dùng hàng tháng của WeChat, sử dụng công cụ này không chỉ để giao tiếp và chia sẻ trải nghiệm mà còn để lấy thông tin và mua bán. Mua sắm trực tuyến đã làm thay đổi mạnh thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc. Trước đây vốn rất khó tiếp cận, nay người tiêu dùng tại các vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc đang hưởng thụ tiện ích đặt hàng thực phẩm nhập khẩu ngay trên điện thoại di động của họ.

Ngành dịch vụ ẩm thực của Trung Quốc đang phục hồi và dần phát triển trở lại sau khi gặp khó khăn lớn vào năm 2013 – 14, với cơ sở thực khách đến ăn tại các nhà hàng thay đổi trọng tâm từ các quan chức nhà nước sang thế hệ người tiêu dùng trẻ, giàu có, rất có lợi cho việc mở nhà hàng quốc tế, thay vì nhà hàng truyền thống Trung Quốc. Dịch vụ giao đồ ăn cũng đang ngày càng trở nên phổ biến.

Rõ ràng, tầng lớp trung lưu, tâm lý sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm tiện ích – bổ dưỡng, sự lan tỏa của lối sống phương Tây và các tiện ích trực tuyến đang mở rộng dư địa phát triển tại thị trường Trung Quốc cho các nhà sản xuất – xuất khẩu thực phẩm quốc tế.

Tiêu dùng trên đầu người các thực phẩm chính của các hộ gia đình thành thị Trung Quốc (kg/người/năm)

2013 2014 2015
Ngũ cốc (chưa chế biến) 121,3 117,2 112,6
-          Ngũ cốc 110,6 106,5 101,6
-          Củ, rễ 1,9 2 2,1
-          Các loại đậu 8,8 8,6 8,9
Các loại dầu và chất béo 10,9 11 11,1
-          Dầu thực vật 10,5 10,6 10,7
Rau và nấm 103,8 104 104,4
-          Rau tươi 100,1 100,1 100,2
Các loại thịt 28,5 28,4 28,9
-          Thịt lợn 20,4 20,8 20,7
-          Thịt bò 2,2 2,2 2,4
-          Thịt cừu 1,1 1,2 1,5
Gia cầm 8,1 9,1 9,4
Thủy sản 14 14,4 14,7
Trứng 9,4 9,8 10,5
Sữa và các sản phẩm từ sữa 17,1 18,1 17,1
Các loại dưa tươi và sấy khô và trái cây 51,1 52,9 55,1
-          Dưa và trái cây tươi 47,6 48,1 49,9
-          Các loại hạt và sản phẩm chế biến 3,4 3,7 4
Đường 1,3 1,3 1,3

Tổng cục Thống kê Trung Quốc

Gappingworld tổng hợp từ USDA
Admin

Tin vắn thực phẩm và chăn nuôi ngày 30/11

Bài trước

Cuộc chiến của Trung Quốc với virus corona trên thực phẩm đông lạnh và bao bì

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc