Thịt

Việt Nam tự tin mục tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ USD năm 2017

Bộ NNPTNT (MARD) vừa thông báo giá trị xuất khẩu lũy kế 8 tháng đầu năm 2017 của Việt Nam đạt 5,13 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là top 4 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, chiếm khoảng 55,6% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu năm 2017, thị trường xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Trung Quốc (>57%), Nhật Bản (30,8%). Anh (hơn 30%), Hàn Quốc (28%).

Theo các đại diện MARD, năm 2017, tình hình sản xuất thủy sản, đặc biệt là hai loại thủy sản xuất khẩu chính gồm cá tra và tôm, có tín hiệu khả quan, giúp ổn định nguồn cung cho xuất khẩu. Đặc biệt là đối với các tra, các hồ nuôi cá tra được quản lý nghiêm ngặt. Từ đầu năm nay, giá cá tra có khuynh hướng tăng nên nông dân ổn định sản xuất. Diện tích nuôi cá tra đạt 4.746ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong vụ thu hoạch chính, sản lượng thu hoạch cá tra tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh, đạt hơn 815.000 tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp thu hoạch sản lượng cao nhất, đạt hươn 303.000 tấn, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Đối với tôm, nhìn chung tình hình thời tiết năm 2017 thuận lợi hơn nhăm 2016, sản lượng tôm nước lợ tại ĐBSCL tăng ổn định. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 63.600ha, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng ước đạt hơn 165.000 tấn, tăng mạnh gần 34% trong cùng kỳ so sánh.

Đối với tôm sú, sản lượng thu hoạch 8 tháng đầu năm đạt hơn 150.000 tấn, tăng 8,1%. Giá tôm nguyên liệu ổn định và có khuynh hướng tăng, tạo động lực sản xuất cho nông dân.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả năm 2017 sẽ đạt 8 tỷ USD

Gần đây, Mỹ quyết định kiểm tra 100% các lô hàng cá tra xuất khẩu từ Việt Nam theo chương trình giám sát cá tra triển khai từ ngày 2/8 vừa qua, thay vì kế hoạch triển khai từ 1/9 trước đó, gây nhiều lo ngại về triển vọng xuất khẩu cá tra nói riêng và thủy sản nói chung.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Oai, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, thông thường hàng năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ chiếm hơn 21% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Khi Mỹ kiểm tra 100% cá tra từ Việt Nam, các lô hàng được đưa đến các nhà kho do Mỹ chỉ định và Mỹ sẽ lấy khoảng 3% tổng số lô hàng để tiến hành kiểm tra. Hiện Việt Nam chỉ có 3 nhà xuất khẩu tại Mỹ, tập trung vào nguồn cá tra tự nuôi và có thu mua cá tra nguyên liệu từ các hộ dân. Ngoài chuẩn bị cho các doanh nghiệp về mặt thông tin, MARD cũng triển khai một chương trình kiểm soát xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ ngay từ đầu Việt Nam để kiểm soát tình hình tốt hơn. Do đó, mặc dù phía Mỹ áp dụng quy tắc kiểm tra ngặt nghèo 100% lô hàng, động thái này cho đến nay vẫn chưa tác động lớn tới xuất khẩu cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung. Xuất khẩu cá tra được dự báo đạt 1,7 tỷ USD và xuất khẩu thủy sản nói chung đạt 8 tỷ USD trong năm 2017, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2016.

Cùng với xuất khẩu tăng mạnh, thực tế, nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng tăng mạnh. Cụ thể, theo thông tin từ MARD, trong 8 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt hơn 900 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2016.

Ấn Độ là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho Việt Nam, chiếm thị phần 26,4%, theo sau là Trung Quốc (8,8%). Trước một số câu hỏi về xuất khẩu thủy sản tăng nhưng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ông Oai cho biết Việt Nam hiện đang xuất khẩu thủy sản sang hơn 100 nước. Nguồn nguyên liệu thô nội địa về cơ bản đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu. Nhưng khi dư thừa công suất, nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đóng góp giá trị đáng kể vào xuất khẩu thủy sản Việt Nam và đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại.

Theo FIS
Admin

Xuất khẩu nông sản ghi dấu ấn trong quý 1/2024

Bài trước

Việt Nam thu về gần 2 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong quý 1/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt