Mang lại ý nghĩa toàn diện cho hội nhập ASEAN từ góc nhìn thương mại nông sản
Nếu ASEAN muốn tránh bẫy thu nhập trung bình, mỗi nước ASEAN phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Theo chuyên gia, điều này đặc biệt đúng với Philippines – nơi về cơ bản không có các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong nhiều năm qua, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ qua. Cần phải hiểu rằng cơ sở hạ tầng kém hoàn thiện có khả năng là rào cản lớn nhất cho tăng trưởng bền vững. Chi tiêu và đường sá, cầu cảng, các trạm điện, đường thủy và đường sắt làm tăng nhu cầu về ngắn hạn cho toàn nền kinh tế và mang lại môi trường kinh doanh năng động trong trung hạn, cho phép công nghiệp và nông nghiệp năng suất cao trở thành động lực cho tăng trưởng bao trùm về dài hạn.
Mặc dù đưa ra những tuyên bố táo bạo về mục tiêu nông nghiệp, các chuyên gia thất vọng bởi các hành động không quyết liệt, trong khi thán phục trước thành tựu của Thái Lan: “Ngành nông nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thái Lan nhanh nhất trong hơn 4 năm qua”. Nông nghiệp Thái Lan đã làm cách nào để tăng trưởng đến 15,8% trong quý 2/2017 so với cùng kỳ năm 2016?
Các chuyên gia Philippines đang kêu gọi nước này học hỏi Thái Lan và các nước ASEAN khác về cách tăng mạnh sản lượng nông nghiệp. Rà soát lại một số hàng hóa nông sản chính của các nền nông nghiệp tại ASEAN:
- Gạo – Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Myanmar là các nhà xuất khẩu, trong khi Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore là các nước nhập khẩu.
- Dầu cọ - ASEAN cung cấp tới 80% nguồn dầu cọ xuất khẩu toàn cầu. Indonesia và Malaysia thống trị thị trường dầu cọ thế giới.
- Dầu dừa - ASEAN chiếm 3/4 xuất khẩu dầu dừa thế giới, với Philippines và Indonesia là các nhà cung cấp chính.
- Tinh bột sắn – Thái Lan và Việt Nam chiếm tổng cộng 97% xuất khẩu tinh bột sắn toàn cầu. Philippines có tiềm năng tham gia xuất khẩu khi Nestlé đang để ngỏ cửa cho ngành sản xuất tinh bột sắn tại Philippines thông qua đặt nhà máy chế biến mới tại đây.
- Cà phê - ASEAN chiếm 25% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu với Việt Nam và Indonesia là những nước xuất khẩu lớn. Philippines là nước nhập khẩu và được khuyến nghị tăng nguồn cung nội địa để đáp ứng nhu cầu. Nestlé đang khuyến khích nông dân trồng xen dừa với cà phê Robusta tại Philippines.
- Chuối – Philippines xuất khẩu hơn 3 triệu tấn chuối sang châu Á và Trung Đông. Nước này đang hy vọng các tranh cãi liên quan đến những nông dân trồng chuối tại Davao sẽ không tác động tới xuất khẩu trong tương lai.
- Dứa - Philippines đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dứa, chiếm thị phần 18%, chỉ đứng sau Costa Rica.
- Tôm – ASEAN chiếm tổng cộng gần 30% nguồn cung tôm xuất khẩu thế giới, với Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là các nước xuất khẩu lớn. Philippines đang có lợi thế lớn dựa vào đặc quyền GSP mà EU dành cho.
- Cá phile - ASEAN gắn với Trung Quốc trên thị trường cá phile xuất khẩu, với Việt Nam là nước xuất khẩu lớn cá phile trong ASEAN.
- Đường – Trong khi Thái Lan là nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, ASEAN lại là khu vực nhập khẩu ròng mặt hàng đường. Năm 2016, Thái Lan đã xuất khẩu 6 triệu tấn đường.
- Thịt gà – ASEAN nhập khẩu khoảng 1 tiệu tấn thịt gà, với Việt Nam và Philippines đứng đầu bảng nhập khẩu. Trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu đến 220.000 tấn thịt gà giá trị gia tăng cao.
- Thịt bò – ASEAN nhập khẩu 1,1 triệu tấn thịt bò trong năm 2016, với Việt Nam chiếm gần 2/3 lượng nhập khẩu trên.
- Ngô – ASEAN là khu vực nhập khẩu ngô lớn trong năm 2016, với các nước nhập khẩu chính là Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philipppines.
Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có thựng dư thương mại nông sản rất lớn trong nhóm các nước ASEAN. Chuyên gia khuyến nghị Philippines phát triển các chuỗi cung ứng và giá trị nông sản, mang lại lợi ích thực cho cộng đồng nông nghiệp Philippines thông qua ngừng xuất cư khỏi nông thôn, giảm tuổi trung bình của nông dân, quản lý sử dụng đất và nước thận trọng, và đưa sản xuất thực phẩm nông nghiệp cho cả tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu.
Theo Business Mirror
Bình luận