Thực phẩm và Đồ uống

Myanmar chật vật khơi thông ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của Myanmar đang gặp áp lực lớn do biến động cung – cầu của một số nông sản chính. Biến động giá cao và các đợt gián đoạn dọc toàn chuỗi cung ứng liên quan đến hàng trăm doanh nghiệp, từ nông hộ tới công ty thương mại.

Các nông sản chịu tác động lớn nhất trong năm 2017 là đậu lăng và các loại đậu, gạo và đường. Sự xoay vần của các cú shock cầu tại các thị trường xuất khẩu chính của Myanmar đã kéo theo sự lao dốc của giá các nông sản này trong năm 2017. Trong khi đó, các chính sách nội địa chưa đầy đủ và thiếu các thị trường mục tiêu thay thế đang khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong duy trì giá ổn định và thu được lợi nhuận tốt.

Quan trọng là, Myanmar đang học bài học khó khăn về sự phụ thuộc vào các thị trường đơn lẻ và thiếu các thỏa thuận song phương vói các chính phủ khác đang làm tê liệt ngành nông nghiệp nước này.

Sự sụp đổ của sản xuất đậu lăng và các loại đậu

Ngành đậu lăng và các loại đậu bị thiệt hại nặng nề nhất sau khi Ấn Độ điều chỉnh chính sách nhập khẩu liên quan đến một số loại đậu lăng và đậu khi nguồn cung nội địa tăng mạnh.

Theo các hạn chế mới đưa ra bởi Cơ quan Ngoại thương Ấn Độ, hạn ngạch nhập khẩu hàng năm đối với Myanmar bị hạn chế xuống còn 300.000 tấn đậu đen và đậu xanh, 200.000 tấn đậu triều cho tới 31/3/2018. Myanmar xuất khẩu gần 95% đậu lăng và các loại đậu sang Ấn Độ, nên các hạn chế gần đây được cho là sẽ gây ra hậu quả dài hạn cho ngành này.

Lo ngại đổ vỡ về giá, nông dân trồng đậu xanh tại khu vực Magwe và Madalay đã bắt đầu chuyển sang trồng lạc. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại rủi ro cao hơn trong tương lai do không có đảm bảo rằng lạc sẽ là một lựa chọn thành công. “Mặc dù lạc sẽ mang lại giá tốt hơn trong ngắn hạn, về dài hạn sẽ mang có nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất và thị trường vẫn chưa rõ”, theo nhận định của U Than Tun, một nhà sản xuất đậu địa phương tại khu vực Magwe cho biết.

U Thein Aung, chủ tịch Hiệp hội nông dân tự do, cho biết thêm rằng nông dân có rất ít lựa chọn để chuyển đổi. “Nếu có rất ít hoặc không có người mua thì giá các loại đậu lăng và các loại đậu sẽ giảm. Do hầu hết nông dân phụ thuộc vào trồng lúa hoặc trồng đậu để sinh sống nên tình trạng này có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ngành nông nghiệp”.

Toàn bộ diễn biến sự việc diễn ra chỉ trong vòng tháng 8 vừa qua, là một điều kiện cho ngành đậu lăng và các loại đậu của Myanmar. Quan trọng hơn, diễn biến này làm nổi bật lên những rủi ro của phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu duy nhất và là điều cần thiết cho Myanmar để thúc đẩy các thỏa thuận song phương dài hạn với các đối tác thương mại để đảm bảo ổn định giá.

Thực vậy, các hạn chế nhập khẩu gần đây không áp dụng cho đậu lăng và các loại đậu giao dịch theo các thỏa thuận thương mại song phương giữa Ấn Độ và các chính phủ khác. Thực tế, năm 2015, Ấn Độ đã ngỏ ý mua đậu lăng và các loại đậu của Myanmar theo thỏa thuận thương mại song phương dài hạn G2G, nhằm giữ giá ổn định. Vào thời điểm bấy giờ, các thương nhân không sẵn sàng thỏa hiệp về mặt lợi nhuận sau 3 năm hưởng giá cao và lời gợi ý này trôi vào quên lãng. “Đây là một bài học lớn mà chúng ta cần học. Ấn Độ vốn là thi trường chính cho đậu lăng và các loại đậu của chúng ta nhiều năm liền và chúng ta quen với việc phụ thuộc vào Ấn Độ mua với giá cao các nông sản này từ Myanmar”, theo quan điểm của U Kyaw Win, Bộ trưởng liên đoàn tại Bộ Kế hoạch và Tài chính. “Nhưng hiện thị trường này đang đóng cửa trước mặt chúng ta, thiếu một thỏa thuận như vậy giữa hai chính phủ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn dọc chuỗi cung ứng do chúng ta không có hợp đồng đảm bảo xuất khẩu để có dựa vào”.

Thách thức trong ngành đường

Thương mại đường của Myanmar cũng đang gặp áp lực trong năm 2017. Thực tế, hơn 300.000 tấn đường đang tích trữ trong các nhà kho khắp Yangon, Mandaly và Muse, chỉ ngay trước vụ thu hoạch mía đường sắp tới vào cuối năm nay, theo thông tin từ ông U Win Htay, phó chủ tịch Hiêp hội các nhà sản xuất và thương mại các sản phẩm liên quan đến đường và đường Myanmar.

Nguồn cung đường nội địa trở nên dư thừa sau khi Trung Quốc ngừng mua đường từ Myanmar hồi đầu năm nay. Trong một động thái phản ứng trước tình hình trên, chính phủ Myanmar tuyên bố sẽ tạm thời ngừng ban hành giấy phép tái xuất đường cho đến ngày 22/9.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đường cho rằng động thái này quá muộn, xét đến tình hình dư cung hiện nay. “Đóng cửa việc cấp giấy phép tái xuất quá muộn. Rất khó để xoay xở trong tình hình hiện tại bởi nguồn cung nội địa đang tràn vào thị trường nội địa và không thể có triển vọng giá đường sẽ tăng lên”, ông U Win Htay cho biết.

Từ năm 2015, Trung Quốc là một trong những nước mua đường lớn nhất của Myanmar. Để đáp ứng nhu cầu cực lớn này, hàng trăm thương nhân ngành đường tại Myanmar được cấp các giấy phép nhập khẩu tái xuất đường sang Trung Quốc. Năm 2016, giá đường tại Trung Quốc gần như tăng gấp 2 lần giá thị trường, các thương nhân ngành đường Myanmar đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn đường trong năm 2015-16 để tái xuất, gấp khoảng 20 lần lượng nhập khẩu trong năm 2014-15. Nhưng toàn bộ lượng đường nhập khẩu này không được xuất khẩu và từ đầu năm đến nay, nhu cầu từ Trung Quốc biến mất. Hệ quả là giá đường giảm mạnh từ 850.000K/tấn xuống còn 660.000 K/tấn, đẩy nhiều thương nhân nhập khẩu đường giá cao trước đó gặp khó khăn chồng chất, đồng thời khiến thị trường nội địa dư thừa cực lớn nguồn đường, càng đẩy giá giảm sâu hơn. “Dự trữ đường tại các kho chỉ còn có thể bán trên thị trường nội địa nên tiếp đây, những người trồng mía đường sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông U Win Htay nhận định.

Hiện hệ thống tái xuất không còn mang lại hiệu quả kinh tế cho Myanmar, những người trong ngành tiết lộ chính phủ nên chấp nhận các hạn ngạch thương mại khi xuất khẩu đường và hỗ trợ những người trồng mái tăng sản xuất trong tương lai.

Các thỏa thuận gạo

Tình hình có vẻ sáng sủa hơn trong ngành gạo, khi các thỏa thuận song phương G2G đang được đàm phán tích cực với một số thị trường.

Ví dụ, trong năm tài khóa 2012-13, một thỏa thuận G2G 5 năm với Indonesia để xuất khẩu 300.000 tấn gạo đã được ký kết. Theo sau đó là thỏa thuận thứ hai để xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang nước này vào năm 2014-15. Tuy nhiên, vấn đề nối lại thỏa thuận này vẫn chưa được thảo luận.

Mặt khác, thỏa thuận G2G đầu tiên với Bangladesh vào tháng 9 cũng đã được đưa ra. Trong tương lai gần, MoUs để xuất khẩu gạo Myanmar sẽ được ký với Trung Quốc, theo đó Trung Quốc sẽ nhập khẩu 200.000 tán gạo trong năm tài khóa 2017-18. Các thảo luận đang được tiến hành với Sri Lanka, theo thông tin từ ông U Ye Min Aung, thư ký Liên đoàn gạo Myanmar.

Đồng thời, nhu cầu gạo tấm từ Nhật Bản và châu Âu đang tăng, trong khi nhu cầu gạo trắng từ châu Phi cũng tăng, theo ông U Than Myint, Bộ trưởng Thương mại Myanmar cho hay. “Một khi một thỏa thuận G2G với châu Phi được chốt, lượng xuất khẩu hàng năm sẽ tăng mạnh”.

Xuất khẩu theo các thỏa thuận G2G giúp giảm lo ngại liên quan đến biến động giá, theo ông U Thein Aung, chủ tịch Liên đoàn Nông nghiệp và Nông dân Myanmar nhận định. “Nếu các chính phủ có thể đưa ra thỏa thuận về giá thì có thể thực sự có động lực tăng cường sản xuất và phát triển các thị trường xuất khẩu mới. Đồng thời, nông dân có thể được đảm bảo về ổn định giá đầu ra”.

Dù vậy, một số rào cản vẫn cần được dỡ bỏ, bao gồm rút ngắn thời gian 45 ngày trước khi MoU được kỹ kết giữa Myanmar và các chính phủ khác. Đồng thời, Myanmar phải nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo gạo có khả năng cạnh tranh về giá cao hơn so với các nhà xuất khẩu láng giềng tại ASEAN.

Myanmar đã xuất khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm tài khóa 2016-17. Trong năm tài khóa hiện tại, đến nay, Myamar đã xuất khẩu gần 1,5 triệu tấn gạo, theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Thương mại nước này.

Tính tổng cộng, ngành nông nghiệp hiện chiếm gần 40% GDP của Myanmar, chiếm gần 1/3 tổng giá trị xuất khẩu và mang lại việc làm cho 60% lực lượng lao động, theo số liệu của FAO.

Theo Myanmar Times

P.C: Kyoto Review of Southeast Asia
Admin

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài trước

Liệu bước nhảy vọt của Trung Quốc vào nông nghiệp thông minh có đảm bảo được an ninh lương thực không?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc