Tháng 4/2013, tổ chức Southern Shrimp Alliance đã gửi một bức thư tới Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Bộ Thương mại Mỹ và Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA), bày tỏ 3 lo ngại: (i) Đã có bất cứ nghiên cứu về tác động của việc tiêu thụ tôm nhiễm vi khuẩn gây ra hiện tượng tôm chết sớm (EMS) đối với sức khỏe con người hay chưa? (ii) Hiện có thông tin gì về khả năng EMS lây lan từ nguồn tôm nuôi sang nguồn tôm tự nhiên? Và (iii) Hiện có thông tin gì về khả năng lây lan virus gây bệnh EMS sang các khu vực nuôi tôm khác tại Mỹ?
Bức thư cũng hỏi “những biện pháp nào đã được triển khai để bảo vệ hoạt động nuôi tôm tại Mỹ?” và “chính phủ Mỹ đã làm gì để bảo vệ nguồn lợi tôm tự nhiên và môi trường biển?” Bức thư nhấn mạnh rằng “Ecuador và Mexico đều đã triển khai các biện pháp mạnh để ngăn bất cứ nguồn tôm nhiễm bệnh nào xâm nhập vào các nước này”, và yêu cầu các cơ quan liên bang “thực hiện các hành động thích đáng để bảo vệ người dân và doanh nghiệp”.
Các phản ứng từ mỗi cơ quan trên đã được gửi tới Southern Shrimp Alliance vào tháng 6/2013.
Về phần mình, FDA khẳng định rằng “nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng EMS không có rủi ro an toàn thực phẩm đối với con người” và rằng “FDA tin rằng quan ngại liên toàn tới an toàn thực phẩm cho người liên quan đến EMS là tối thiểu…”
Tất cả 3 cơ quan trên đều cho rằng có rất ít rủi ro truyền bệnh EMS qua tôm đông lạnh.
Bộ Thương mại Mỹ, thông qua National Marine Fisheries Service (NMFS), khẳng định rằng “EMS vẫn chưa hiện diện tại Mỹ”.
Mỗi cơ quan riêng rẽ đều thừa nhận tính nghiêm trọng của mối đe dọa đối với sản xuất tôm xuất phat từ EMS và USDA giải thích rằng cơ quan rất cẩn trọng trước ảnh hưởng mà dịch bệnh như EMS có thể gây ra nếu thực sự diễn ra tại Mỹ”.
USDA cũng nhận định rằng “những biện pháp quản lý tốt nhất hiện có, bao gồm an toàn sinh học, nhằm giảm rủi ro dịch bệnh hoặc rủi ro của các dịch bệnh liên quan đến nuôi thủy sản phát sinh từ nguồn nước giữa các trại nuôi, hoặc từ các trại nuôi sang các nguồn tôm tự nhiên, đã được triển khai”. USDA kết thúc lá thư bằng lời hứa “sẽ tiếp tục theo dõi các kết quả nghiên cứu khoa học mới về EMS, và chúng tôi sẽ đưa các kết quả này vào khi quyết định hành động nào sẽ đảm bảo nguồn tôm tại Mỹ được bảo vệ”.
Vào ngày 23/8, USDA đã thông báo tới Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về trường hợp EMS được ghi nhận đầu tiên tại Mỹ. Thông báo của USDA liên quan đến việc bùng phát dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương tại một trại nuôi tôm bán thâm canh tại hạt Cameron, Texas vào tháng 6/2017, đã được xác nhận thông qua các kiểm tra tại phòng thí nghiệm vào tháng 7 vừa qua. Thông báo cho biết nguồn bệnh hiện vẫn chưa rõ và rằng Cơ quan Dịch vụ Thú y kiểm tra sức khỏe cây trồng vật nuôi của USDA, cùng với cơ quan chức trách Texas, tiến hành một điều tra về vấn đề này.
Báo cáo của USDA lần đầu tiên xác nhận rằng EMS hiện đã có mặt tai Mỹ. Hiện vẫn chưa rõ các bước hành động nào sẽ được các cơ quan liên bang triển khai để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Ngược lại, các nước khác đã bắt đầu tiến hành các biện pháp mạnh tay để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh tại các cơ sở nuôi tôm. Ví dụ, ngày 14/7/2017, Seafood Source đưa tin: “Gần đây, 6 nước nhập khẩu tôm lớn – Úc, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Trung Quốc, Brazil và Mexico – cho biết họ sẽ chỉ mua tôm có chứng hận sạch bệnh theo các quy định của Tổ chức Thú y Thế giới, hoặc các sản phẩm được chứng nhận là sạch bệnh bởi các cơ quan được ủy quyền”.
Theo Shrimp Alliance
Bình luận