Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên Trung Quốc dẫn dắt thế giới, hiện đang là nước ủng hộ nhiệt thành nhất cho thương mại tự do và thỏa thuận đa phương. Nhưng liệu phần còn lại của châu Á có hưởng ứng?

Sự nổi lên của tâm lý chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại Mỹ và châu Âu đang đẩy Trung Quốc vào vị trí mới – thủ lĩnh thế giới về tự do thương mại và các thỏa thuận đa phương – vị thế mà không ai có thể dự đoán về Trung Quốc chỉ 2 thập kỷ trước.

Khi Tổng thống Donald Trump quyết định kéo Mỹ ra khỏi TPP, trọng tâm chuyển dịch tương lai thương mại tại châu Á. Với động thái này, 2 sáng kiến thương mại lớn mà Trung Quốc đang kêu gọi trở nên quan trọng hơn lúc nào.

Một sáng kiến là Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực 16 nước (RCEP), một gói thương mại lớn mà lịch trình thảo luận đã bị trễ 2 năm so với lịch trình. Sáng kiến còn lại là Sáng kiến Vành đai và Con đường, theo đó Bắc Kinh đang bỏ ra hàng tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng lẫn năng lực vận hành trên khắp Trung, Nam và Đông Nam Á.

Rõ ràng, bàn cờ thế giới đã xoay chiều, và quan điểm từng đưa Washington lên vị thế bá chủ hiện đang nằm trong tay Bắc Kinh.

Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa thương mại lớn nhất thế giới, với giá trị xuất khẩu 2,1 ngàn tỉ USD trong năm 2016. Trung Quốc cũng là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 thế giới, thu hút 133,7 tỷ USD trong tổng FDI trị giá khoảng 1.600 tỷ trong năm 2016, theo Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad) cho biết.

Con số này phản ánh rằng một khi đất nước, từng đóng cửa với thế giới, hiện đang mở cửa và trở thành nơi thu hút đầu tư hàng đầu thế giới, lẫn vị thế thủ lĩnh thương mại tự do toàn cầu. Sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tới phần còn lại của châu Á thông qua thương mại và đầu tư đang tăng mạnh. Nhưng liệu động thái cổ xúy thương mại và hợp tác song phương mà Trung Quốc dẫn dắt có đơm hoa kết trái tại châu Á khi ngày càng nhiều người hoài nghi về những lợi ích của toàn cầu hóa?

Các chuyên gia châu Á tin rằng thương mại trong khu vực này, đặc biệt là Đông Nam Á, sẽ tiếp tục nở rộ cùng với tăng trưởng kinh tế và sự mạnh lên của tầng lớp trung lưu, sự hội nhập mạnh mẽ hơn của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), triển vọng cho RCEP, và cú hích mới từ thương mại điện tử.

Wick Veloso, CEO của HSBC Philippines, cho rằng các nền kinh tế kết nối tốt hơn để vận hành thương mại và đầu tư và lưu thồng hàng hóa, con người sẽ nhận được cú hích mạnh hơn từ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Mục tiêu đầy tham vọng của sáng kiến này là tăng gấp đôi thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN lên 1.000 tỷ USD đến năm 2020. “Bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines hiện đang hỗ trợ phần nào Sáng kiến Vành đai và Con đường, với nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo nên các nền kinh tế kết nối nhau tốt hơn, dẫn đến tăng cường hoạt động đầu tư và thương mại lẫn lưu chuyển hàng hóa và con người giữa Nga và các đối tác, đặc biệt là Trung Quốc”, ông phát biểu trong một cuộc đàm thoại với các nhà báo ASEAN tuần trước.

HSBC không cho rằng chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên tại Mỹ là một vấn đề đối với ASEAN và Phillipines. Phần lớn xuất khẩu của Philippines sang Mỹ là hàng hóa liên quan đến nông nghiệp và không phải là phân khúc hàng hóa mà tổng thống Trump muốn điều chỉnh mất cân đối thương mại.

Sumit Dutta, CEO của HSBC Indonesia, cũng cho rằng ông không nhận thấy bất cứ sự suy giảm xuất khẩu nào tại Indonesia kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. “Về mặt kinh doanh, chúng tôi tiếp tục nhận thấy mối quan tâm chủ động và ngày càng tăng về đầu tư và thương mại giữa Mỹ và Indonesia”.

Các triển vọng cho ASEAN

Tony Cripps, CEO của HSBC tại Singapore, cho biết ASEAN là khối thương mại lớn thứ 4 thế giới và khoảng 25% hoạt động thương mại là thương mại nội khối giữa 10 nước thành viên, nên “các yếu tố cơ bản vững chắc một cách đáng ngạc nhiên”, đặc biệt là với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu. “Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và sự thúc đẩy mối quan hệ này đặc biệt quan trọng, và đây cũng là vị trí mà Singapore đóng vai trò đối tác với Trung Quốc trong tài trợ vốn cho cơ sở hạ tầng của Sáng kiến Vành đai và Con đường”.

Ông Veloso cho rằng địa thế chiến lược của ASEAN trong mạng lưới Vành đai và Con đường và nhu cầu rất lớn của khu vực này đối với xây dựng cơ sở hạ tầng biến ASEAN trở thành điểm trọng yếu mà HSBC tin vào cơ hội đầu tư trị giá 2.100 tỷ USD. “Những gì chúng tôi có trên bàn hiện nay là cơ hội có thể có công nghệ và vốn từ Trung Quốc…và điều quan trọng là chúng tôi tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng mà Sáng kiến Vành đai và Con đường tạo dựng và cũng là cơ hội tạo ra công ăn việc làm cho Philippines”.

Theo ông Cripps, tăng trưởng thương mại nội khối ASEAN đang ở mức rất cao, giúp bù đắp tác động của các vận động ngoại khối, mặc dù ông nhận định rằng Mỹ có thể trở nên ngày một khó nhằn trong tương lai. Thương mại cũng phân bổ đều giữa châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc nên ít phụ thuộc vào một thị trường đơn lẻ. “Về khía cạnh đầu tư, nhà đầu tư lớn nhất về FDI tại ASEAN chính là ASEAN và rất nhiều hoạt động đầu tư vận hành thông qua Singapore. Đầu tư nội khối ASEAN gấp đối so với Trung Quốc là một ví dụ. Do đó có rất nhiều thực tế nội khối ASEAN giúp chúng tôi tiếp tục cho rằng mức tăng trưởng 25% về thương mại hiện này sẽ tiếp diễn”.

Kamalinne Pinitpuvadol, giám đốc điều hành Viện Thương mại và Phát triển Quốc tế (ITD), cho rằng bất chấp thương mại toàn cầ chậm lại, với đầu tư yếu đi, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân túy nổi lên tại nhiều nước, tổ chức này dự báo rằng trong giai đoạn 2017 – 2021, các nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng trung bình trong khoảng 3 – 8% và sẽ hưởng lợi từ các khoản hợp tác đầu tư. “Sự hội nhập của ASEAN sẽ tiếp tục trở nên ngày càng quan trọng cho thương mại tại châu Á, cùng với sự xuất hiện của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, nhưng chúng ta vẫn cần bước vào một khía cạnh mới của toàn cầu hóa, đó là trở nên bao trùm hơn”, ông phát biểu với Asia Focus tại Diễn đàn Thương mại và Phát triển khu vực năm 2017.

Surin Pitsuwan, nguyên tổng thư ký ASEAN, cho rằng giá trị hàng hóa và thương mại dịch vụ tại khu vực này đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2005 – 2015. “Do sự dễ dàng lưu thông vận chuyển, sự mở cửa của các thị trường, trật tự tự do, sân chơi công bằng hơn, giá trị thương mại của ASEAN sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm”.

Hiện, giá trị thương mại toàn cầu trị giá khoảng 18.000 – 19.000 tỷ USD và dự báo tăng trưởng 2,5% trong năm 2017, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm rất mạnh trong 2 năm qua do tâm lý chống toàn cầu hóa và quan điểm do ông Trump khởi xướng: “Nếu bạn có thặng dư thương mại với chúng tôi, bạn là những kẻ lừa đảo”. “Tới một mức độ nào đó, chúng ta sẽ phải đàm phán lại các thỏa thuận mà chúng ta đang có và lúc này các thỏa thuận sẽ không còn là đa phương mà sẽ là song phương bởi chúng tôi có thể bắt chẹt bạn”, ông Surin diễn đạt lại quan điểm của ông Trump. “Bạn có thể gọi đó là thương mại bất công bằng và cũng có thể gọi là chính trị của thương mại quốc tế đã tạo nên các vấn đề giữa chúng ta nhưng tôi sẽ nói rằng chẳng còn lựa chọn nào khác mà chỉ có thể trở lại chủ nghĩa đa phương”, ông Surin đối đáp lại quan điểm của ông Trump. “Các nước từng hưởng lợi nhưng lúc này lại nghĩ rằng họ bị thiệt bởi toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương nên suy nghĩ lại bởi thế giới ngày càng mở để tất cả chúng ta đều có lợi thay vì chỉ có lợi đơn phương, và nếu ông ta muốn quay lại thế giới tiền toàn cầu hóa, điều này sẽ mang lại bất lợi cho tất cả”.

Tính bao trùm

Thiếu tính bao trùm, vốn đang khuấy động tâm lý chống toàn cầu hóa, là một mối lo đáng kể, đặc biệt là đối với các nước còn kém phát triển trong khu vực, theo ông Supachai Panitchpakdi, nguyên tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nguyên tổng thư ký UNCTAD thừa nhận. Ông cho ràng cần phải tăng cường tính bao trùm trong thiết lập khung thương mại toàn cầu và các nước đang phát triển nên lên tiếng mạnh mẽ hơn trong thiết lập các quy định thương mại toàn cầu.

“Đây là lúc những người chơi nhỏ tại châu Á đóng vai trò lớn hơn trong quản trị thương mại và kinh tế toàn cầu thông qua các tổ chức quốc tế quan trọng như WTO, IMF và WB, bởi nếu thương mại toàn cầu và các giải pháp bền vững là những gì còn lại trong bàn tay quyền lực của các nước lớn đang ngày một yếu đi, thực trạng này sẽ chẳng mang lại lợi ích cho ai”, ông nói. “Các nước đang phát triển nên lên tiếng nhiều hơn trong quá trình hình thành các quy định của WTO, đồng thời một vấn đề khác là các nỗ lực khác nhau của các nước phát triển trong thiết lập các thỏa thuận thương mại tự do bên ngoài khuôn khổ WTO và điều này không đúng đắn chút nào”.

Sự thất bại trong đạt được giải pháp có thể đồng thuận tại vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha là do thiếu sức mạnh từ tiếng nói của các nước đang phát triển, ông Supachi nhận định. Đã có 9 vòng đàm phán thương mại đa phương kể từ khi kết thúc Thế chiến 2, nhưng Doha là vòng đàm phán đầu tiên tập trung vào hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia thị trường toàn cầu và chia sẻ sự thịnh vượng kinh tế. Các nước đang phát triển đại diện cho 2/3 trong tổng số 155 thành viên, nhưng EU, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn có khuynh hướng áp đảo trong các cuộc đàm phán.

Ông Supachai cho rằng thúc đẩy các sáng kiến đầu tư và phát triển toàn cầu, nông nghiệp bền vững và năng lượng tái tạo là những vấn đề quan trọng cho tương lai của thế giới, và các quy định vận hành toàn cầu không nên chỉ đặt vào tay các nước phát triển. Ông tin rằng UNCTAD nên dẫn dắt con đường thúc đẩy một hệ thống các đàm phán thương mại toàn cầu có thể mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển, như triển khai các giải pháp hỗ trợ cạnh tranh công bằng và luật bảo vệ người tiêu dùng, vốn không bao gồm trong khuôn khổ của WTO, cùng với các thỏa thuận về sở hữu trí tuệ. “Ví dụ, thỏa thuận về chỉ dẫn địa lý cần phải xem xét lại bởi các nước lớn hơn không muốn các nước đang phát triển có GI trên các sản phẩm của họ, mặc dù GI mang lại lợi ích lớn cho nông dân nhờ giá trị gia tăng có thể bổ sung vào giá trị sản phẩm”.

Bất chấp những lo ngại này, một số vận động tích cực về khía cạnh quy định mới sẽ giúp khơi thông thương mại tại châu Á. Theo ITD, một trong những động lực quan trọng đang diễn ra ngoài chính sách toàn cầu, bên cạnh làn sóng chống toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và sự lan tràn của công nghệ số, là yếu tố hỗ trợ ngày càng tăng cho thương mại và phát triển, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Động lực này bao gồm WTO Trade and Facilities Agreement mới đạt được tháng 2 vừa qua, Khung thỏa thuận hợp tác biên giới miễn thủ tục trong khu vực (Framework Agreement on Facilitation of Cross-border Paperless Trade Agreement  hay FA-PT) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2016, và Sáng kiến “thương mại điện tử cho tất cả” mà UNCTAD khởi xướng năm 2016.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, ông Dutta cho rằng AEC vẫn đang trên đà phát triển và sau 50 năm tồn tại của ASEAN, ông cho rằng đây là một bước tiến quan trọng về khía cạnh lưu thông hàng hóa, vốn và lao động tự do, nhưng AEC vẫn chưa đạt toàn diện mục tiêu này.

Ông Veloso cho rằng các đổi mới công nghệ và số hóa sẽ giúp tăng tốc mức độ hội nhập nội khối ASEAN, trong khi ông Cripps cho rằng lộ trình tự do hóa thương mại mơi svaf cải thiện điều kiện công nghệ thông tin của khu vực này sẽ tiếp diễn đến năm 2025. Ông bày tỏ tự tin rằng “Tự do hóa và các hoạt động thương mại nội khối ASEAN sẽ ngày càng dễ dàng hơn”.

Theo Bangkok Post
Admin

Google ký thỏa thuận mua tín dụng loại bỏ carbon từ các trang trại ở Ấn Độ

Bài trước

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư