Hơn 50% người tiêu dùng tại Trung Quốc cho rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố chính khi lựa chọn sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi, các yếu tố quan trọng kế tiếp là khoảng cách và mức độ đa dạng của sản phẩm.

Hiện, các cửa hàng tiện lợi đều có mở cửa 24h, cho phép khách hàng mua bất cứ thứ gì họ muốn, vào bất cứ lúc nào họ cần – và có vẻ như các cửa hàng tiện lợi cần khác biệt hóa để thu hút người tiêu dùng thành thị Trung Quốc.

Nghiên cứu mới hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel cho thấy hơn một nửa (53%) người tiêu dùng tại các cửa hàng tiện lợi tại Trung Quốc cho rằng chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ, theo sau là cự ly đến cửa hàng (52%) và mức độ đa dạng của sản phẩm (25%), cho thấy hàng loạt yếu tố nội bộ có tác động quan trọng tới quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng tiếp theo là các lựa chọn thanh toán của cửa hàng tiện lợi (24%), tốc độ xử lý dịch vụ khách hàng. Thực tế, các yếu tố này quan trọng hơn các vấn đề khác như: khuyến mại (20%) và cơ chế khách hàng thân thiết (12%).

Theo dữ liệu của Mintel, tổng doanh số bán lẻ của cửa hàng tiện lợi có kết quả khá tốt trong 5 năm qua so với siêu thị và đại siêu thị. Thị trường bán lẻ tại cửa hàng tiện lợi có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 13,6%/năm trong giai đoạn 2011 – 2016, và dự báo tăng trưởng 9%/năm trong giai đoạn 2016 – 2021, theo nghiên cứu của Mintel. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng số lượng cửa hàng tiện lợi giai đoạn 2011 – 2016 là 10,2%/năm.

Theo ông Matthew Crabbe, tổng giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mintel, tăng trưởng của cửa hàng tiện lợi gần đây rất mạnh, các chuỗi cửa hàng tiện lợi phải bắt đầu tìm cách cải tiến do người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng. Họ cũng muốn hàng hóa mang tính bản địa cao hơn và dịch vụ cá nhân hóa mạnh hơn, và muốn các chuỗi cửa hàng phản ứng nhanh chóng đối với những thay đổi trong nhu cầu của họ. Tóm lại, người tiêu dùng muốn các cửa hàng tiện lợi đáp ứng danh sách ngày càng dài nhu cầu của cộng đồng địa phương để khác biệt hóa và cải thiện năng lực hấp dẫn khách hàng.

Trong tất cả cá dòng sản phẩm mà người tiêu dùng Trung Quốc hiện đang tiêu dùng, đồ ăn vặt mặn, các sản phẩm bánh và bánh kẹo có tăng trưởng cao nhất trong doanh thu của các cửa hàng tiện lợi. Hiện 70% người tiêu dùng của cửa hàng tiện lợi tập trung tại các thành phố cấp 1, cho biết họ mua đồ ăn vặt mặn từ các cử hàng tiện lợi, tăng từ mức 58% hồi khảo sát năm 2015. Trong khi đó 63% cho biết họ mua các sản phẩm bánh, tăng từ mức 56%, và 62% cho biết họ mua các sản phẩm bánh kẹo, tăng % so với năm 2015.

Mặc dù đây là các nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh nhất trong hoạt động mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, hiện các mặt hàng được mua nhiều nhất là các sản phẩm từ sữa (75%), đồ uống nhẹ (72%) và đồ ăn vặt mặn (70%).

Xét đến các dịch vụ người tiêu dùng sử dụng khi mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, lựa chọn hàng hóa qua điện thoại di động là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất, với hơn một nửa (52%) cửa hàng tiện lợi sử dụng dịch vụ này trong 6 tháng qua, theo sau là lựa chọn giỏ hàng và vận chuyển tới người tiêu dùng (45%). So với khảo sát năm 2015 của Mintel, thu thập giỏ hàng và vận chuyển giỏ hàng tới người tiêu dùng là dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất, với mức tăng 23% điểm phần trăm.

“Người tiêu dùng thành thị Trung Quốc hiện đang có lối sống nhanh hơn rất nhiều, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ tiện lợi. Lựa chọn thực phẩm ăn liền từ các cửa hàng tiện lợi, đặc biệt là đồ ăn vặt, cho thấy các cửa hàng tiện lợi đã làm tròn vai trò đáp ứng những nhu cầu tức thời của người tiêu dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng đang ngày càng tăng kết hợp sử dụng dịch vụ trực tuyến và cửa hàng thực, được phản ánh trong tăng sử dụng các dịch vụ trực tuyến như lựa chọn giỏ hàng và vận chuyển tới người tiêu dùng. Ngày càng nhiều dịch vụ và sản phẩm mới ra đời, tăng tính tiện lợi tiêu dùng. Các yếu tố này cũng khiến người tiêu dùng quay trở lại cửa hàng thường xuyên hơn, khiến các cửa hàng tiện lợi ngày càng trở nên cạnh tranh hơn”.

Nghiên cứu của Mintel cũng chỉ ra rằng một nửa (49%) người tiêu dùng thành thị Trung Quốc muốn có thể tới cửa hàng vào bất cứ lúc nào, trong khi 64% cho rằng giá cả và các hàng hóa phục vụ nhu cầu cơ bản là các yếu tố được ưu tiên hơn. Có tới 59% người tiêu dùng thử sử dụng hệ thống tự động thanh toán nếu dịch vụ này sẵn có trong các cửa hàng.

Trong khi đó, dữ liệu Mintel cho thấy xây dựng lòng trung thành với người tiêu dùng địa phương có thể giúp các nhà bán lẻ thích ứng tốt hơn với nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng bản địa. Nghiên cứu của Mintel cho thấy 75% người tiêu dùng thành thị Trung Quốc cho rằng các cửa hàng tiện lợi nên lớn hơn, trong khi 66% người mua sắm tại cửa hàng tiện lợi muốn tăng số lượng hàng hóa nhập khẩu trong các cửa hàng. Hơn nữa, 66% người tiêu dùng cho rằng dịch vụ mua sắm trực tuyến và vận chuyển đến tận nhà cũng tiện lợi như ghé thăm cửa hàng, trong khi 46% cho biết họ đánh giá cao khả năng có thể đặt hàng trực tuyến và các cửa hàng tiện lợi giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Khảo sát của Mintel được tiến hành với 3.000 người sử dụng internet tại các thành phố từ cấp 1 – 3 tại Trung Quốc, có độ tuổi từ 20 – 49, và diễn ra vào tháng 2/2017.

Theo Asia Food Journal
Admin

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài trước

Liệu bước nhảy vọt của Trung Quốc vào nông nghiệp thông minh có đảm bảo được an ninh lương thực không?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc