Cơ quan Kinh tế Thái Lan sẽ dần tăng thuế trong giai đoạn 6 năm để giúp các nhà sản xuất đồ uống hạ dần hàm lượng đường trong các sản phẩm, nhằm đáp ứng ngưỡng quy định hàm lượng đường do cơ quan này đặt ra, hoặc phải chịu một mức tăng thuế rất cao.
Thời gian dự kiến triển khai sẽ được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 năm, theo giám đốc cơ quan kế hoạch Nutthakorn Utensute cho biết.
Cơ quan này sẽ giảm thuế 20 – 30% cho các đồ uống không chứa đường hoặc dùng các chất làm ngọt nhân tạo trong 3 năm đầu, sau khi lộ trình thuế trên được đưa vào có hiệu lực từ ngày 16/9 tới. Trong năm thứ 5, Cơ quan Kinh tế sẽ tăng gấp đôi mức thuế đối với đồ uống không đáp ứng quy định ngưỡng giới hạn hàm lượng đường trong đồ uống của cơ quan này. Trong năm thứ 6, các đồ uống có đường – với hàm lượng đường 18gr/100ml – sẽ bị tăng hơn gấp đôi mức thuế.
Trong lộ trình 6 năm, Bộ Kinh tes sẽ dần giảm ngưỡng giới hạn hàm lượng đường trong các loại đồ uống để đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với ngưỡng không trên 6gr/100ml. Hiện, hàm lượng đường trung bình trong đồ uống tại Thái Lan cao cấp 2 lần so với tiêu chuẩn của WHO.
Bộ Kinh tế đã phân loại hàm lượng đường trong đồ uống thành 5 cấp dựa trên lượng 100ml: dưới 6gr, 6-10g, hơn 10 – 14g, hơn 14 – 18g và trên 18g. Nhưng ông Nutthakorn từ chối tiết lộ mức thuế đối với đồ uống có đường, cho biết mức thuế này sẽ cao hơn mức thuế được tính toán, dựa trên giá bán lẻ tham chiếu, cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 16/9.
Bộ Kinh tế hy vọng giá bán lẻ tham chiếu, sẽ thay thế cơ chế giá thành và giá bán cổng nhà máy, CIF, sẽ tạo ra một hệ thống công bằng hơn cho các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu sau khi chính phủ nhận thấy rằng một số doanh nghiệp đang lợi dụng giá cổng nhà máy và CIF để giảm thuế.
Ông Nutthakorn cho biết các đồ uống có đường với chai 1l có hàm lượng đường gấp 10 lần hàm lượng đường của đồ uống cỡ 100ml, nên giá trị thuế của họ phải cao hơn.
Các nhà chế biến sẽ điều chỉnh các công thức đồ uống để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng bằng cách hạ hàm lượng đường và sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo, ông cho biết, bổ sung thêm rằng Cơ quan Kinh tế không lo ngại rằng thuế này sẽ tác động tới tổng thu thuế do biện pháp này nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Các đồ uống không đường tạo ra doanh thu thuế khoảng 18 – 20 tỷ Baht/năm cho Cơ quan Kinh tế Thái Lan.
Một nguồn tin cho hay cơ quan này sẽ nhắm vào các loại đồ uống là: đồ uống có gas, trà xanh, các loại nước uống tăng lực, sữa chua và sữa đậu nành, mặc dù một trong số các loại đồ uống này sẽ được miễn trừ thuế do được xếp vào hàng hóa nông sản.
Theo Bangkok Post
Bình luận