Rau quả

Xuất khẩu rau quả dự báo đạt 5 tỷ USD trong năm 2023

0

Mục tiêu xuất khẩu rau quả của Việt Nam tới năm 2025 là 5 tỷ USD. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể đạt được ngay trong năm 2023 nếu tốc độ xuất khẩu hiện nay được duy trì, theo ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit). Trong tháng 6/2023, xuất khẩu rau quả đạt 1 tỷ USD, tăng tới 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2022, theo Vinafruit. Tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3 tỷ USD, tương đương 94,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, với thị phần chiếm tới gần 63,5% và tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,3 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hà Lan – tất cả các thị trường đều có tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Mỹ giảm 12% trong cùng kỳ so sánh. Các nhà xuất khẩu cho rằng nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả tăng mạnh là do nhu cầu tăng tại Trung Quốc, việc giao hàng được thuận lợi hóa qua kênh chính ngạch sau khi ký nghị định thư với nước này vào năm 2022. Bất chấp các quy định an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Trung Quốc, các sản phẩm của Việt Nam đang ngày càng được lòng người tiêu dùng nước này nhờ chất lượng cải thiện và giá cạnh tranh.

Nhiều loại trái cây của Việt Nam đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Với tình hình thu hoạch đang bị chậm trễ, vẫn có tiềm năng lớn cho xuất khẩu rau quả trong năm 2023, theo ông Nguyễn Đình Tùng, phó chủ tịch Vinafruit. Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn chiếm hơn 2% tổng diện tích trái cây đã thu hoạch, với sản lượng các loại trái cây này đóng góp hơn 54% tổng sản lượng. Trong số các loại trái cây xuất khẩu, sầu riêng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 503 triệu USD, tăng 18 lần so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sầu riêng chủ đạo của Việt Nam, chiếm tới 84,3% tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng. Mức tăng này chủ yếu là nhờ biên bản ghi nhớ được Việt Nam và Trung Quốc ký kết hồi tháng 7/2022 liên quan đến các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm cho xuất khẩu sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã đề xuất thuận lợi hóa thương mại các sản phẩm trái cây khác, bao gồm bưởi, dừa tươi, bơ, chanh, dứa và na. Giá trị xuất khẩu rau quả chế biến ước đạt 550 triệu USD trong nửa đầu năm 2023, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022. Phân khúc sản phẩm này liên tục duy trì quy đạo tăng trưởng tích cực và nắm giữ tiềm năng tăng trưởng mạnh do nhu cầu tăng trên thế giới đối với rau quả chế biến trong thực đơn của mọi người. Xuất khẩu rau quả dự báo duy trì tăng trưởng cao trong những tháng tới, chủ yếu nhờ sản xuất nội địa tăng và nhu cầu trên các thị trường quốc tế mạnh lên.

Theo VNS

Admin

Sầu riêng tươi Campuchia được cấp phép tiếp cận thị trường Trung Quốc

Bài trước

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc bị sản phẩm Thái Lan vượt qua, đối mặt với mối đe dọa từ Lào

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả