0

Những hy vọng đang lan khắp về khả năng phục hồi thị trường xuất khẩu cá tra trong nửa cuối năm 2023 nhưng nếu điều này xảy ra, nguồn cung có thể không đáp ứng nhu cầu, theo các nguồn tin của Undercurrent News cho hay.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm tới 28% so với cùng kỳ năm 2022 xuống còn 3,37 tỷ USD. Xuất khẩu cá tra giảm 41% xuống còn 690 triệu USD trong cùng kỳ so sánh.

Theo báo cáo trước đó của Undercurrent News, sản xuất cá tra giống của Việt Nam trong đầu năm 2023 rất yếu. Nguồn cung cá tra giống thấp kéo giá tăng, đẩy chi phí thả nuôi vụ mới của nông dân tăng theo và trong những tháng tiếp theo, nhu cầu thị trường cũng rất yếu đối với cá tra thương phẩm nên nông dân vẫn không có động lực tái thả nuôi. “Giá cá tra giống dao động từ 40.000 – 50.000 đồng/kg hồi đầu năm 2023 nên nông dân lưỡng lự thả nuôi vào thời điểm đó, và tình hình này kéo dài hơn chúng tôi dự báo ban đầu”, theo một nguồn tin phân tích dữ liệu cho hay. “Ngay cả trong tháng 4/2023, giá cá tra giống ở mức 38.000 đồng/kg, vẫn là mức rất cao. Giá giảm trong tháng 5 nhưng chúng tôi cho rằng lượng thả nuôi không lớn trong quý 1/2023”.

Tình hình này có thể dẫn tới thiếu cá tra nguyên liệu cho chế biến trong giai đoạn 5 – 7 tháng tiếp theo, ông cho hay – so với trước đó thị trường có thể ngập nguồn cung chỉ trong vòng 3 tháng”. “Một chu kỳ cứ lặp đi lặp lại, khi nông dân không thả nuôi do chi phí sản xuất cao hơn giá thành, sau đó giá giảm, rồi mọi người bắt đầu thả nuôi trở lại, kéo giá thị trường giảm theo. Chúng ta vẫn luôn ở trong một vòng luẩn quẩn của thị trường”.

Bà Lê Thị Thùy Trang, giám đốc kinh doanh tại văn phòng Việt Nam của tập đoàn Siam Canadian, xác nhận rằng công ty dự báo nguồn cung sẽ bị gián đoạn. “Thời tiết đang rất nóng do chịu tác động của El Nino. Với kiểu thời tiết này, nông dân lo cá chết nên trì hoãn bước vào vụ nuôi mới”, bà cho hay vào đầu tháng 6. “Cộng với tình hình thị trường tiêu thụ khá chậm nên nông dân đang treo ao, chờ giá có tín hiệu tăng. Theo quan điểm của tôi, vụ mới bắt đầu trễ sẽ tác động tới nguồn cung trong 4 – 6 tháng tới”.

Gần đây hơn, giá cá tra giống đã trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với nông dân, theo nguồn tin đầu tiên cho hay. Mùa sản xuất cá tra giống thông thường cũng bị trễ do thời tiết diễn biến bất thường nhưng nguồn cung đã cao hơn trước rất nhiều và nông dân có thể sẽ thả nuôi mạnh trở lại.

Giá vẫn ở mức thấp

Ngành cá tra vẫn đang trông chờ vào nhu cầu tăng trở lại trên các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, EU và Mỹ. “Năm nay thực sự là một năm khó khăn, không chỉ cho thị trường cá tra mà cho toàn bộ ngành thủy sản nói chung. Thị trường đang rất yếu”, theo bà Trang. “Theo báo cáo mới nhất từ VASEP, xuất khẩu cá tra giảm mạnh; dưới áp lực cần có đơn hàng, các công ty đóng gói cá tra sẵn sàng hạ giá xuất khẩu”, bà cho hay. Đầu thagns 6/2023, giá cá tra xuất khẩu sang thị trường EU dao động từ 2,1 – 2,2 USD/kg bao gồm chi phí giao hàng và cước vận chuyển, trọng lượng tịnh 80%, bà ước tính. Giá trọng lượng tịnh 100% ở mức 2,5 – 2,6 USD/kg.

Một nguồn tin khác – chuyên thu mua cho một nhà nhập khẩu lớn tại châu Âu – cho biết mức giá tương đương, là 2,4 – 2,65 USD/kg cho bao bì trọng lượng tịnh 100%, FOB. “Giá giảm nhẹ so với vài tháng trước do nhu cầu yếu trên cả thị trường Trung Quốc, Mỹ và EU – 3 thị trường chính của xuất khẩu cá tra”, ông cho hay. “Có một số biến động về giá chào bán do chiến lược khác nhau của các nhà máy”.

Nguồn tin đầu cho hay một hãng tư vấn tại Việt Nam cho biết thêm tồn kho tại các thị trường chính vẫn ở mức cao. “Nhu cầu yếu trên phần lớn các thị trường – tôi nghĩ chỉ có duy nhất thị trường Anh ghi nhận nhu cầu tăng nhẹ - nhưng tôi nghe nói tồn kho ở khắp nơi đều cao, các nhà kho đều chất cứng cá tra đông lạnh. Nhiều người đồng loạt cho biết như vậy nên tình hình tồn kho này có thể tiếp tục tác động lên nhu cầu nhập khẩu trong vài tháng tới”, ông cho hay. Bà Trang từ Siam Canadian cho biết ít nhất thì tồn kho tại Việt Nam không cao do các nhà chế biến đóng gói hạn chế trữ hàng khi đối mặt với luồng tiền cạn kiệt.

Các nhà chế biến đóng gói cũng cắt giảm lượng cá tra họ thu mua từ các bên thứ ba – nông dân – trong những tháng gần đây, theo các nguồn tin tại việt Nam cho hay. “Các công ty lớn ký nhiều hợp đồng lớn để có nguồn cung cá tra nguyên liệu từ các bên cung cấp khác nhưng họ cũng có hoạt động sản xuất riêng. Hiện tại, do nhu cầu thấp nên thực tế họ không thu mua từ bất cứ hợp đồng nuôi gia công nào, mà chỉ sử dụng nguồn cung nội bộ. Tình trạng này hiếm khi xảy ra nhưng hiện lại đang diễn ra ở khắp mọi nơi”.

Nhu cầu cá tra trên thị trường thế giới sẽ sớm tăng trở lại do các nguồn hàng tồn kho đang vơi bớt, ông cho hay. “Nhu cầu cá tra sẽ tăng trong vài tháng tới khi lượng hàng tồn kho giảm và mọi người bắt đầu thu hoạch trở lại. Thời điểm này khá bất thường so với hàng năm nhưng không đáng ngạc nhiên, đặc biệt với những gì đang diễn ra trên thế giới: lạm phát, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine,… Tất cả đều đang thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn có những tin tài chính tích cực được tung ra nên có thể tình hình sẽ khả quan hơn trong vài tháng tới”.

Bà Trang cũng hy vọng rằng thị trường sẽ ẫm trở lại vào tháng 8 – 9, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm tiêu dùng cuối năm. “tôi nghĩ nhu cầu sẽ diễn biến tốt lên khi các thị trường chính bước vào giai đoạn chuẩn bị cho các kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới”. Giá cá tra vẫn ở mức cạnh tranh cao so với các loại cá thịt trắng khác và có thể tiếp tục chiếm lĩnh thị phần thị trường cá thịt trắng, bà Trang nhận định, đồng thời cho biết thêm ngành cá tra có những lo ngại về khả năng cạnh tranh trong thời giang ần đây. “Chi phí của một số loại cá thịt trắng khác bắt đầu giảm. Diễn biến này xảy ra đầu tiên với toàn ngành cá tra, rồi cá tuyết ở Bắc Đại Tây Dương, và sau đó mọi người chuyển sang tiêu dùng bất cứ loại cá thịt trắng nào họ có thể, như cá tra, và hiện các thị trường thủy sản đều đang tăng trở lại và giá tiếp tục giảm. “Tôi nghĩ diễn biến hiện nay có thể có tác động dài hạn lên toàn ngành. Có thể trong vài năm tới sẽ có một sự thay đổi lớn cho toàn ngành cá tra”.

Tình hình thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ là một trong những điểm sáng hiếm hoi của xuất khẩu cá tra Việt Nam nếu xét trên quan điểm về giá, mặc dù lượng xuất khẩu giảm mạnh so với năm 2022.

Dữ liệu thương mại tháng 5 cho thấy giá xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Mỹ giảm, theo đà giảm từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, một lập luận cho rằng mức giá này là bình thường khi đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho Việt Nam từ tháng 4/2021 trở đi. “Các khách hàng Mỹ tiếp tục đặt hàng nhưng khá thận trọng về quy mô đặt hàng, phần lớn các hợp đồng là dành cho các chương trình đã ấn định”, theo giám đốc kinh doanh Bob Noster từ Seattle Shrimp and Seafood. “Nếu nhu cầu không sớm tăng thì tôi cho rằng các nhà đóng gói chế biến Việt Nam sẽ phải hạ giá thêm để mong chờ phản ứng đặt hàng từ khách hàng”, ông gợi ý.

Trong khi đó, các nhà chế biến đóng gói đang đứng trước tình trạng nhu cầu yếu, tiếp tục dựa vào nguồn cung nội bộ để hoàn thành các đơn hàng”, ông cho hay trong cuộc phỏng vấn tháng 6. “Các đơn hàng theo giá mới giảm nhẹ so với tháng trước đó, chủ yếu do cước vận chuyển đường biển giảm và nhu cầu yếu đi. Nhu cầu từ Trung Quốc giảm và dự báo không thay đổi trong 30 ngày tới, trong khi châu Âu vẫn mua vào cho ngành bán lẻ nhưng lưu lượng hàng vẫn khá chậm”.

Theo Undercurrent News

Admin

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản