0

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố dữ liệu chi tiết liên quan tới 48 lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan trong tháng 2/2023, trong đó có 2 lô hàng tôm (4,2%) bị từ chối do liên quan tới kháng sinh cấm. Ngoài ra, FDA cũng công bố thông tin liên quan tới 31 lô hàng thủy sản khác bị từ chối thông quan trong tháng 1, trong đó có 1 lô hàng (3,2%) là tôm phát hiện chứa dư lượng thuốc thú y vượt mức cho phép. Ngoài các lô hàng này, FDA cũng công bố thông tin liên quan tới từ chối thêm 19 lô hàng tôm khác – 8 lô hàng tới từ Ấn Độ - do phát hiện chứa salmonella hoặc tạp chất bẩn.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, FDA đã từ chối tổng cộng 12 lô hàng tôm do kháng sinh cấm, cao hơn số lượng từ chối thông quan trong cùng kỳ năm 2022.

3 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do dư lượng kháng sinh trong tháng 1 và 2 là các lô hàng tới từ các nhà xuất khẩu tôm sau:

  • Mangala Seafoods (Ấn Độ), công ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) đối với lô hàng tôm ngày 1/3 và đã bị bổ sung vào danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do thuốc chưa phê duyệt”) đối với chloramphenicol trong lô hàng tôm ngày 25/1, có 1 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do phát hiện dư lượng thuốc thú y báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Tây Nam ngày 30/1/2023 và 1 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do phát hiện nitrofurans và dư lượng thuốc thú y báo cáo từ văn phòng nhập khẩu miền Bắc vào ngày 1/2/2023;
  • Công ty Thủy sản Hoàng Phong (Việt Nam), công ty hiện không có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do thuốc chưa phê duyệt”), Danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Chloramphenicol”) và danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”), có 1 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do phát hiện nitrofurans, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Tây Nam ngày 17/2/2023.

Ngoài ra, báo cáo cập nhật của FDA cho thấy cơ quan này cũng từ chối thông quan bổ sung 5 lô hàng tôm do phát hiện salmonella từ một nhà nhập khẩu tại Indonesia (PT. Indokom Samudra Persada; ngày 30/1/2023, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Đông Bắc) và từ 4 nhà xuất khẩu khác nhau tại Ấn Độ: Kader Exports Private Limited (ngày 23/1/2023; văn phòng nhập khẩu Đông Bắc); Edhayam Frozen Foods Pvt Ltd. (17/1/2023; văn phòng nhập khẩu bờ Tây); HT Foods Pvt Ltd (26/1/2023, văn phòng nhập khẩu Đông Bắc); và Royale Marine Impex Pvt. Ltd. (16/2/2023; văn phòng nhập khẩu bờ Tây).

FDA cũng báo cáo có thêm 4 lô hàng tôm Ấn Độ bị từ chối thông quan do tạp chất bẩn đến từ các công ty: Kader Exports Private Limited (22/2/2023; văn phòng nhập khẩu Đông Bắc); Sandhya Aqua Exports Pvt Ltd (24/2/2023; văn phòng nhập khẩu bờ Tây); Royale Marine Impex Pvt. Ltd. (10/2/2023; văn phòng nhập khẩu bờ Tây); và Highland Agro (27/1/2023; văn phòng nhập khẩu Đông Bắc).

Theo Shrimp Alliance

Admin

Thêm 2 nhà xuất khẩu tôm được chứng nhận BAP bị FDA từ chối thông quan vào tháng 3/2024

Bài trước

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản