0

Với diện tích trồng thanh long tăng nhanh, Trung Quốc đang tiệm cận khả năng tự cung tự cấp thanh long cho thị trường nội địa. Tình hình này đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam – một nước sản xuất thanh long lớn mà Trung Quốc là thị trường lớn.

Theo Sohu, diện tích trồng thanh long tại Trung Quốc đã tăng 10 lần trong những năm vừa qua. Năm 2021, Trung Quốc có 67.000ha trồng thanh long với tổng sản lượng 1,6 triệu tấn. Khoảng 70% sản lượng thanh long Trung Quốc tập trung tại tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Từ năm 2016 – 2020, năng suất thanh long của Trung Quốc tăng từ 1,24 tấn lên 1,54 tấn trên mỗi 667m2 nhờ diện tích tăng và ứng dụng khoa học công nghệ.

Tại Việt Nam, thanh long là cây trồng có lợi thế sản xuất. Với sản lượng 1,4 triệu tấn hàng năm, thanh long được tiêu thụ trên cả thị trường nội địa và kênh xuất khẩu, mang về hàng tỷ USD hàng năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm tới 80 – 90% tổng giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc ngày càng kén chọn. Trung Quốc đã nâng các rào cản kỹ thuật, thắt chặt kiểm soát nhập khẩu biên mậu và yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Cuối năm 2018, Bộ NNPTNT cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch phát triển 20.000ha trồng thanh long tại tỉnh Quảng Tây và đảo Hải Nam, sẽ tác động tới xuất khẩu thanh long của Việt Nam, Nước này cũng quyết định thuê đất tại Lào và Campuchia để trồng thanh long.

Xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Trung Quốc giảm trong những năm gần đây. Năm 2019, xuất khẩu thanh long mang về doanh thu 1,29 tỷ USD, giảm xuống chỉ còn 1,12 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2021, thanh long chính thức bị loại ra khỏi câu lạc bộ tỷ đô khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 998 triệu USD. Năm 2022, xuất khẩu thanh long chỉ còn 632,6 triệu USD, giảm tới 38,7% so với năm 2021 và 49,3% so với năm 2019. Tình hình này một phần do chính sách zero COVID mà Trung Quốc áp dụng những năm qua, khiến hàng hóa nhập khẩu bị kiểm tra nghiêm ngặt.

Lượng xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tốt. Nông dân có thể bán thanh long với giá cao. Tháng 1/2-23, giá thanh long thu mua nội địa ở mức 20.000 – 35.000 đồng/kg, đủ cao để mang tới lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, tiêu thụ không ổn định. Thi thoảng nông dân phải kêu gọi người tiêu dùng giải cứu do thanh long không tiêu thụ kịp. Khi thanh long có giá tốt, nông dân đua nhau trồng, dẫn tới nguồn cung tăng vọt, nhưng khi giá giảm thì họ đốn hạ cây cũng nhanh chóng.

Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường

Ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết diện tích và sản lượng thanh long của Trung Quốc đã vượt Việt Nam nhưng trong năm 2022, do hạn hán nên năng suất bị thiệt hại nghiêm trọng, trong khi nhu cầu nội địa tăng. “Xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc sẽ chưa bị tác động ngay lập tức”, ông cho hay. Ông cho biết người tiêu dùng Trung Quốc thích thanh long ruột đỏ và thanh long Việt Nam được ưa chuộng do có vẻ ngoài bắt mắt hơn. Sản lượng thanh long Trung Quốc không đủ cao để đáp ứng nhu cầu nội địa và nước này vẫn sẽ cần nhập khẩu thanh long với khối lượng lớn. Tuy nhiên, ông Nguyên cảnh báo rằng Việt Nam vẫn sẽ đối mặt nhiều thách thức trong dài hạn do khả năng tự cung tự cấp của Trung Quốc ngày càng cải thiện. Để giữ thị trường quy mô 1,4 tỷ người này, Việt Nam cần cải thiện chất lượng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm. Ông cũng cho rằng Việt Nam cần đa dạng thị trường và chế biến thanh long để gia tăng giá trị. Tại Trung Quốc, có nhiều sản phẩm chế biến từ thanh long. Ví dụ, rượu thanh long rất nổi tiếng tại Trung Quốc.

Giám đốc một công ty xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận cho biết xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc trong năm 2022 giảm 2/3 so với trước COVID-19. Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu trở nên thuận lợi hơn nhưng công ty đang tìm cách thâm nhập các thị trường mới, bao gồm Ấn Độ và châu Âu, để tối thiểu rủi ro. Ông Đỗ Thanh Hiệp, giám đốc HTX Thanh Long Hòa Lệ, cho biết đa dạng hóa sản phẩm và thị trường sẽ giúp ổn định giá thanh long. Với 200ha diện tích trồng thanh long, các thành viên HTX đi theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau để xuất khẩu thanh long sang Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Dubai và EU. Xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng của HTX.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu thanh long Việt Nam chỉ còn một nửa so với năm 2019

Bài trước

Măng tây Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Úc từ tháng 3/2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả