Doanh thu thủy sản chế biến tiếp tục tăng tại các cửa hàng thực phẩm tại Mỹ, bất chấp là phân khúc có mức giá cao nhất trong các nhóm sản phẩm thủy sản.
Doanh thu thủy sản chế biến tăng 6,2% lên 188 triệu USD trong 4 tuần tính tới hết 27/11, theo dữ liệu mới từ IRI and 210 Analytics. Đồng thời, lạm phát thủy sản đóng hộp và đóng túi tăng vọt 12,4%. “Người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao nhưng nhìn chung vẫn đang tăng chi tiêu đối với cá ngừ đóng hộp và các mặt hàng chế biến khác”, theo giám đốc 210 Analytics Anne-Marie Roerink cho hay. “Bất chấp lạm phát, thủy sản chế biến vẫn có giá trị hươn so với thủy sản, thịt và thịt gia cầm tươi hoặc đông lạnh”.
Doanh thu thủy sản đông lạnh từ đầu năm đến nay giảm 4,5% xuống còn 438 triệu USD; trong khi giá tăng tới 7,6%. “Lạm phát giá thủy sản đông lạnh cao hơn trung bình tất cả các phân khúc sản phẩm. Không có bất cứ lĩnh vực nào trong phân khúc đông lạnh mà mức lạm phát thấp hơn trung bình ngành thực phẩm và đồ uống”, bà Roerink cho hay. “Do đó, có thể những thách thức chuỗi cung ứng nói chung, bao gồm vận chuyển, đang phủ bóng lên toàn phân khúc này”. Doanh thu cá hồi đồng lạnh tăng vọt 13,5%, doanh thu cá pollock đông lạnh tăng 8,7% và doanh thu cua đông lạnh tăng 6,2%. Doanh thu thủy sản tươi ghi nhận mức tăng trưởng ít ấn tượng hơn, chỉ với 1,7% lên 489 triệu USD, với giá thủy sản tươi tăng 2,9%. “Lạm phát giảm tốc đối với thủy sản và chúng ta chắc chắn đang có sự cải thiện về doanh số tại các nhà bán lẻ lớn. Cá hồi tươi ghi nhận doanh số giảm sâu trong một thời gian nhưng đang bật tăng trở lại cùng một số loại thủy sản khác”, bà Roerink cho hay.
Giá cá hồi tươi tăng 2,2% lên trung bình 10,32 USD/lb, trong khi giá tôm tăng 7,6% lên 9,29 USD/lb. Ngược lại, giá cua tươi giảm 17,6% xuống trung bình 10,24 USD/lb trong cùng kỳ. Giá cá có vẩy tươi tăng 7,5%, so với mức giảm trung bình 3,5% của các loại giáp xác. Doanh thu giáp xác giảm 12%, so với mức tăng 1,5% của cá tươi có vảy. Trong tuần lễ Tạ ơn, doanh thu thủy sản tươi giảm khoảng 10 triệu USd, theo bà Roerink do người Mỹ thường ăn thịt vào kỳ nghỉ lễ này.
Lạm phát tiếp tục tác động lên doanh thu nhiều phân khúc thực phẩm và đồ uống. Lạm phát tại các cửa hàng thực phẩm, các đại siêu thị, các cửa hàng kiểu câu lạc bộ, và các chợ tăng vọt 13,6% trong tháng 11/2022, gần như không đổi so với mức tăng 13,7% trong tháng 10, theo thông tin từ 210 Analytics. So với tháng 11/2019, giá các phân khúc thực phẩm và đồ uống lớn tăng vọt 28,7%.
Tổng cục Lao động Mỹ cho hay chỉ số giá người tiêu dùng tháng 11/2022 cho thấy chi phí sinh hoạt gia đình tăng vọt 12% so với tháng 11/2021, tăng 0,5% so với tháng 10/2022. Chi phí thực phẩm tiêu thụ ngoài hộ gia đình tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,5% so với tháng 10. Giá cá và thủy sản nói chung giảm 0,1% trong tháng 11/2022 so với cùng kỳ năm 2021, theo chỉ số CPI cho thấy.
Người tiêu dùng tiếp tục thay đổi thói quen mua sắm và ăn uống do tác động của lạm phát, theo cả IRI và khảo sát mới của nền tảng công nghệ bán lẻ Swiftly. Người Mỹ đang chuyển sang các món ăn có giá trị sử dụng kéo dài, nên doanh thu các loại thủy sản chế biến có động lực tăng, bà Roerink cho hay. “Hãy nghĩ đến thịt bò xay trong nước sốt thịt với một số loại nấm thay vì bánh mì kẹp thịt ở giữa đĩa. Bạn có thể không cần nhiều và có thể giảm chi phí cho tổng số bữa ăn. Điều này cũng đúng đối với các bữa ăn như thịt hầm cá ngừ hoặc bánh mì sa lát cá ngừ: Chúng vẫn rất hợp lý về chi phí”, bà Roerink phát biểu.
Gần 70% người Mỹ theo khảo sát của Swiftly đang nỗ lực xoay xở để thanh toán các hóa đơn thực phẩm và 24% cho hay họ có thể giảm mua thịt do lạm phát, theo nền tảng bán lẻ này cho hay. Đối với mùa nghỉ lễ, 35% cho hay họ có kế hoạch mua ít đồ ăn hơn và 24% cho biết họ đang điều chỉnh một số món tráng miệng. 24% người khác hco biết họ đang nấu nướng cùng người khác để san sẻ gánh nặng chi phí và 10% có kế hoạch tăng tiêu thụ thực phẩm chay”.
Theo Seafood Source
Bình luận