0

Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lên tiếng lo ngại về đề xuất của Bộ Công thương về hạn chế nhập khẩu gạo chất lượng thấp. Trong dự thảo điều chỉnh Nghị định số 107 về thương mại gạo hiện đang trong quá trình lấy ý kiến tham vấn, Bộ Công thương đề xuất các quy định quản lý nhập khẩu gạo, đặc biệt là nhập khẩu gạo chất lượng thấp từ các nước khác.

Thiếu thống kê và quản lý đúng đắn, kịp thời, kim ngạch nhập khẩu gạo tăng vọt, có thể tác động tới sản xuất trong nước và gián tiếp tác động tới an ninh lương thực, Bộ Công thương giải thích. Bộ Công thương nhấn mạnh tầm quan trọng của ban hành các chính sách quản lý nhập khẩu gạo theo các tiêu chí: lượng, giá trị, chủng loại, thị trường, các nhà nhập khẩu, các cửa khẩu chỉ định nhập khẩu, giúp các cơ quan quản lý nhà nước chủ động và nhanh chóng điều tiết, quản lý các hoạt động nhập khẩu gạo trong mỗi giai đoạn. Trong dự thảo điều chỉnh luật, Bộ cũng đề xuất phạt nặng các thương nhân gạo không có báo cáo quý, năm về xuất khẩu và tồn kho theo yêu cầu do trong 3 năm qua, nhiều nhà xuất khẩu gạo đã không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về các hợp đồng xuất khẩu, các báo cáo tồn kho theo quý và theo năm. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho quản lý xuất khẩu gạo từ phía nhà nước.

Nhưng theo VCCI, dự thảo này không đề ra tiêu chí rõ ràng để đánh giá tác động của nhập khẩu gạo lên sản xuất nội địa và không cụ thể hóa các biện pháp được triển khai. Áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu có thể tác động lên các nhà sản xuất nội địa khác, làm tăng chi phí sản xuất, dẫn tới thiếu đầu vào sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, VCCI chỉ ra. Cơ quan này cũng cho rằng nếu áp dụng các chính sách quản lý nhập khẩu thì nên cân nhắc tới nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô để sản xuất trong một bộ phận doanh nghiệp.

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo từ nhiều nước khác nhau. Trong đó, 72% nguồn cung tới từ Ấn Độ, chủ yếu sử dụng để sản xuất bún, miến phở, các laoij bánh, TACN, bia và rượu. Giữa những tranh cãi về nhập khẩu gạo chất lượng thấp, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng tích cực trong hơn 11 tháng vừa qua.

Theo thống kê từ Bộ NNPTNT, trong tháng 11/2022, xuất khẩu gạo của Viejt Nam đạt hơn 600.000 tấn, trị giá 296 triệu USD. Trong 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 6,69 triệu tấn, trị giá 3,24 tỷ USD, tăng 16,3% về lượng và 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Theo tập san thị trường nông nghiệp tháng 11/2022 của Bộ NNPTNT, giá gạo Việt 5% tấm xuất khẩu ở mức 438 USD/tấn, cao hơn 13 – 28 USD so với gạo Thái Lan và 60 – 65 USD so với gạo Ấn Độ. Bộ NNPTNT cho rằng giá cao là nhờ nguồn cung giảm trong khi nhu cầu tăng, đặc biệt là nhu cầu gạo chất lượng cao cho các thị trường châu Âu và nhu cầu gạo thơm tăng tại các thị trường lớn khác như Philippines và Trung Quốc. Bộ cũng cho biết thêm xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều thuận lợi từ đầu năm tới nay khi khách hàng truyền thống là Philippines tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn.

Thị trường Trung Quốc cũng chuyển dịch từ nhập khẩu lượng gạo nhỏ từ Việt Nam trong những tháng đầu năm sang những đơn hàng lớn vào những tháng cuối năm. Trong khi đó, một số nước châu Âu có xu hướng tăng nhập khẩu gạo để thay thế nguồn cung lúa mỳ đnag suy giảm do cuộc chiến Nga – Ukraine diễn ra dai dẳng. Các chuyên gia thương mại cho rằng giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do các bất ổn kinh tế và chính trị sẽ đẩy nhu cầu thực phẩm tăng; đồng thời khuyến nghị các nhà xuất khẩu tận dụng cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường. Nếu lượng xuất khẩu duy trì ở mức hơn 400.000 tấn trong tháng còn lại của năm thì lượng xuất khẩu gạo cả năm sẽ đạt từ 6,8 - 7 triệu tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu được khuyến nghị cần đặc biệt chú ý thị trường Trung Quốc – một thị trường lớn và đầy triển vọng của nông sản Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những thay đổi trong quy định nhập khẩu, từ kiểm dịch thực vật tới đóng gói, truy xuất nguồn gốc và mã vùng trồng. Có 22 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu gạo chính ngạch sang Trung Quốc và phía Việt Nam đang đề xuất mở rộng danh sách này.

Ngoài Trung Quốc, EU và Anh cũng là các thị trường quan trọng của Việt Nam, các chuyên gia đề xuất các công ty xuất khẩu thắt chặt kết nối với các đơn vị thu mua và chế biến để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, qua đó tận dụng tốt các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) và hạn ngạch xuất khẩu.

Theo Vietnam News

Admin

EU dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu gạo Fukushima và các thực phẩm Nhật Bản khác từ tháng 12

Bài trước

Gần 600 triệu USD giải ngân hỗ trợ nông lâm, thủy sản

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc