Ngũ cốc

Bộ Công thương tăng cường quản lý nhập khẩu gạo

0

Bộ Công thương lo ngại nhập khẩu gạo tăng cao và không kiểm soát tốt nhập khẩu gạo sẽ tác động tiêu cực tới sản xuất nội địa. Trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 107/2018/NĐ-CP về thương mại và xuất khẩu gạo, Bộ Công thương nhấn mạnh rằng nhập khẩu gạo giữa bối cảnh giá tăng và sự chuyển dịch của Việt Nam sang xuất khẩu gạo chất lượng cao.

Việt Nam là nước nông nghiệp sản xuất nhiều gạo, sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp để hạn chế thất thoát sau thu hoạch. Sản lượng gạo hàng năm của Việt Nam dồi dào, đủ đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và xuất khẩu. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu 6 – 6,5 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, Việt Nam phải nhập khẩu một số loại gạo để đáp ứng nhu cầu nội địa, như sản xuất TACN và bia, đồng thời xuất khẩu gạo chất lượng cao. Bộ Công thương cảnh báo nhập khẩu một lượng lớn gạo không được quản lý sẽ có tác động lớn lên sản xuất gạo của Việt Nam và đời sống của nông dân, qua đó gián tiếp tác động lên an ninh lương thực.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2021 của Việt Nam là 999.750 tấn; trong đó, nhập khẩu gạo Ấn Độ đạt 719.970 tấn, chiếm 72% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gạo tấm (mã HS 100640) và các loại gạo trắng khác (mã HS 100630). Nhập khẩu gạo từ Ấn Độ chủ yếu sử dụng để cho ngành sản xuất và kinh doanh nội địa (sản xuất mì, miến, phở, bún, TACN, bia và đồ uống có cồn).

Bộ Công thương cho rằng cần nhập khẩu gạo để phục vụ sản xuất và kinh doanh nội địa nhưng cảnh báo nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2021, cộng với quản lý không phù hợp, có thể gây tác động tiêu cực cho sản xuất nội địa, cạnh tranh với các sản phẩm nội địa, tác động tới an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội. Bộ Công thương cho rằng phải có các quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp các cơ quan chức năng điều tiết nhập khẩu ở từng giai đoạn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể.

Nghị định mới về quản lý gạo sẽ bao gồm các quy định liên quan tới nhập khẩu gạo. Một khi nhập khẩu gạo tăng quá mạnh có thể đe dóa ản xuất nội địa, Bộ Công thường cùng với Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm quản lý nhập khẩu.

Theo VNS

Admin

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ không xem xét đề xuất dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lúa mì, gạo và đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc