0

Tin xấu tiếp tục nảy ra từ các nhà nhập khẩu tôm Mỹ. Trong tháng 9/2022, Mỹ đã nhập khẩu 65.322 tấn tôm, trị giá 594,9 triệu USD, giảm 12% về lượng và 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 – thời điểm đạt 74.060 tấn, trị giá 682,85 triệu USD, theo dữ liệu thương mại thủy sản mới nhất do Viện Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp lượng nhập khẩu tôm Mỹ giảm so với cùng kỳ năm trước, sau 3 tháng liên tiếp tăng lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 8/2022, Mỹ nhập khẩu 71.666 tấn, trị giá 664,79 triệu USD, giảm tới 20% về lượng và giảm 19% về giá trị so với tháng 8/2021, theo báo cáo trước đó của Undercurrent News. Giá trị nhập khẩu tôm tháng 9/2022 giảm 9% về lượng và 11% về giá trị so với tháng 8. Ngoài ra, một vấn đề khác đang xảy ra. Lần đầu tiên trong ít nhất vài tháng, giá nhập khẩu trung bình giảm, từ 0,22 USD/kg vào tháng 9/2021 xuống 9,11 USD/tấn trong tháng 9/2022.

Dữ liệu mới nhất cho thấy xu hướng giảm liên tục, từng được dự báo lần đầu tiên với tình trạng thị trường có nguồn cung quá dồi dào hồi tháng 3. Và theo ông Jim Gulkin, CEO kiêm nhà sáng lập của Siam Canadian, điều này nghĩa là nếu mùa lễ hội – vốn thường là giai đoạn cao điểm tiêu dùng tôm, từ Lễ Tạ ơn (ngày 24/11 tại Mỹ) tới Super Bowl Sunday (12/2) không phải là giai đoạn bùng nổ thì thị trường này thực sự đang suy thoái rất sâu.

“Chúng ta sẽ phải quan sát diễn biến tiêu dùng và mức độ tồn kho ở cả cấp độ nhà nhập khẩu lẫn nhà bán lẻ được tẩu tán trong thời gian tới, và vị thế của tất cả trên thị trường”, theo ông Gulkin cho hay. Nhưng ông cũng cho rằng tình trạng suy thoái thị trường sẽ ở mức nặng nề. “Tôi nghĩ người tiêu dùng đã phản ứng thái quá hoặc phản ứng đầu hàng”, ông phát biểu. “Họ đang thắt chặt chi tiêu, giá gas ngày càng tăng và quá nhiều bất ổn như bất ổn về các cuộc bầu cử và tương lai chính trị”.

Dự báo sản xuất tôm giảm

Xét tới tính bất ổn và thói quen của các nhà sản xuất nhập khẩu trong phần lớn các trường hợp thay vì chạy theo xu hướng đang hình thành, ông Gulkin dự báo phần lớn các nước đang đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu tôm tôm sang Mỹ - Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan – sẽ tiếp tục cắt giảm sản xuất tôm cho tới khi tình trạng dư cung được cải thiện.

Ấn Độ ghi nhận xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ trong tháng 9/2022 đạt 27.395 tấn, giảm 16% so với mức 32.706 tấn trong tháng 9/2021. Giá trị xuất khẩu giảm 19% trong cùng kỳ so sanh, từ 239,3 triệu USD xuống 193,8 triệu USD; giá xuất khẩu trung bình giảm 1%, từ 9,05 USD/kg xuống 8,73 USD/kg, đồng thời cũng thấp hơn mức giá trung bình xuất khẩu hồi tháng 8 ở mức 9,02 USD/kg. Mỹ cũng giảm nhập khẩu tôm Ấn Độ trong tháng 9/2022 so với tháng 8/2022 – thời điểm kim ngạch đạt 28.568 tấn, trị giá 257,8 triệu USD.

Ông Gulkin cho rằng sản xuất tôm của Ấn Độc so thể tiếp tục giảm khi tình trạng dư cung phổ biến ở khắp các thị trường, bao gồm cả thị trường Trung Quốc. “Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh”, ông cho hay. Các đối tác Trung Quốc ngừng nhận các lô hàng tôm từ Ấn Độ ngay cả những lô hàng theo hợp đồng đã ký. Và với các container từ Ấn Độ đã cập cảng Trung Quốc, các nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng trừ khi các nhà xuất khẩu Ấn Độ chấp nhận khoản chiết khấu cực lớn. “Họ đang chơi theo cách gây quá nhiều khó khăn”, ông Gulkin cho biết, “Chơi đẹp hơn đi nào!”, ông cười.

Điều này đi đôi với một tiên lượng khác. Như Undercurrent News đã từng viết, Ravi Kumar, chủ tịch Hiệp hội nuôi ấp tôm toàn Ấn và giám đốc điều hành Vaisakhi Bio Marine, dự báo trong tháng 9/2022, sản lượng tôm thẻ Ấn Độ sẽ giảm khoảng 8 – 12% xuống còn khoảng 800.000 tấn trong cả năm 2022. Ấn Độ cũng đang đương đầu với một loạt các vấn đề xuyên suốt ngành sản xuất tôm. Nông dân tại Ấn Độ cũng như rất nhiều đồng nghiệp tại các nước xuât skhaaru tôm lớn khác, đang ghi nhận thua lỗ và nỗ lực giúp nông dân hòa vốn của chính phủ Ấn Độ chưa thành công, theo Undercurrent News đưa tin. “Chúng ta có thể chứng kiến tình cảnh tương tự tại Indonesia, khi giá tôm nguyên liệu tại nước này cũng liên tục giảm”, theo ông Gulkin.

Giống như tình hình nhập khẩu tôm Ấn Độ vào thị trường Mỹ, nhập khẩu tôm từ hàng loạt nước khác cũng giảm: Indonesia (-9%), Việt Nam (-31%), Thái Lan (-12%) và Argentina (-11%) trong tháng 9/2022, theo số liệu của NOAA. Các nước này cũng giảm xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 8/2022, theo dữ liệu thương mại của NOAA. Các nước này cũng có thể tiếp tục cắt giảm sản xuất trong tháng tới hoặc trong những tháng tới, ông Gulkin cho biết thêm” “Thái Lan hiện không còn nhiều dư địa để cắt giảm sản xuất khi sản lượng vốn đã ở mức rất thấp”.

Sản xuất tôm Ecuador và nhập khẩu tôm Ecuador vào Mỹ có thể tăng

Ecuador, nước xuất khẩu tôm thường đứng vị trí thứ 2 hoặc 3 trong danh sách các nước xuất khẩu tôm sang Mỹ về lượng, có thể sẽ không thể đuổi kịp ngay Ấn Độ và trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ nhưng nhiều khả năng sẽ thu hẹp chênh lệch, ông Gulkin cho hay. Ecuador là nước sản xuất tôm quy mô lớn duy nhất và xuất khẩu tôm mạnh sang thị trường Mỹ, mà ghi nhận sản lượng tăng trong tháng 9. Trong tháng 9/2022, xuất khẩu tôm Ecuador sang thị trường Mỹ đạt 15.162 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021 mặ dù giảm 9% so với mức 16.752 tấn trong tháng 8/2022. “Ấn Độ phải tự tìm ra con đường riêng cho ngành nuôi trồng thủy sản của mình”, ông Gulkin nhận xét. “Ngành nuôi trồng thủy sản của Ecuador rất thành công trong vài năm qua. Các vấn đề dịch bệnh nghiêm trọng tại Ấn Độ lẫn các vấn đề trong giai đoạn COVID-19 kìm hãm sản xuất tôm của nước này. Các vấn đề này lan rộng trên khắp cộng đồng nuôi tôm quy mô nhỏ; trong khi tại Ecuador, phần lớn hoạt động sản xuất tập trung vào một số ông lớn”.

Như thông tin từ Undercurrent News, sản lượng tôm thẻ của Ecuador có thể tăng gấp đôi lên 2 triệu tấn trong giai đoạn 2021 – 2025. Công nghệ nuôi ngày càng tiên tiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng sản lượng từ 1,01 triệu tấn năm 2021 lên 1,35 triệu tấn năm 2022 và hơn 2 triệu tấn tới năm 2025.

Những dấu hiệu nhiều hy vọng

Ông Gulkin có thể ghi nhận một số nguyên nhân gây ra giảm nhập khẩu có thể kéo dài sang năm 2023 nhưng ông cũng ghi nhận lý do vì sao tình trạng này có thể chấm dứt trong 1 hoặc 2 tháng. Một mặt, ông cho rằng các nhà bán lẻ chưa giảm giá thì sẽ sớm giảm giá để giải quyết tồn kho, qua đó giải tỏa các vấn đề.

Các vấn đề dai dẳng liên quan đến vận chuyển đường biển và container đẩy chi phí vận chuyển lên rất cao trong năm 2021 đã được giải tỏa phần nào. “Vấn đề chính đã có biển chuyển về phía logistics là chi phí vận chuyển từ châu Á giảm mạnh và đang tiếp tục giảm. Từ châu Á tới Bắc Mỹ, từ châu Á tới châu Âu và trong phạm vi châu Á, cước vận chuyển giảm từ 25.000 – 28.000 USD xuống chỉ còn 8.000 – 10.000 USD/container 40ft. Và thậm chí, một số trường hợp ghi nhận cước vận chuyển chỉ 6.000 – 7.000 USD/container 40ft”, ông Gulkin cho hay. “Do đó cước vận chuyển từ châu Á sang Bắc Mỹ đã giảm mạnh do nguồn cung không gian vận chuyển đã tăng đáng kể”. Trước đây, chỉ 3 năm trước, cước vận chuyển trước giai đoạn COVID-19 từ phần lớn các cảng châu Á tới Los Angeles chỉ là 3.000 – 4.000 USD/container 40ft. Dù cước vận chuyển chưa quay lại mức này nhưng đang giảm. Nhưng vận chuyển xuyên Bắc Mỹ bằng các phương tiện khác, như xe tải, vẫn đắt đỏ. Thiếu kho lạnh tại Mỹ tiếp tục diễn ra, trong khi doanh số bán lẻ chậm tăng trưởng, ông Gulkin cho hay. “Tình hình phụ thuộc vào từng bên bán lẻ: một số vẫn đang tiêu thụ tốt và tiếp tục đặt hàng lại. Một số nhà bán lẻ khác không thể tiêu thụ kịp tồn kho mà họ đã mua từ trước nên đang phải giảm tốc độ giao hàng theo các hợp đồng hiện có”.

Nguồn cung dồi dào sẽ tiếp tục giữ giá thấp ở cấp bán buôn, có thể khiến ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống – từng phải giảm tiêu thụ tôm trong thực đơn – bổ sung trở lại vào các món ăn cho các dịp đặc biệt, qua đó giúp tiêu thụ và giảm tồn kho, mặc dù ông không cho rằng các dạng sản phẩm sản xuất cho các nhà bán buôn, bán lẻ sẽ thay đổi mạnh. Giá tôm tại nhà hàng cũng sẽ sớm giảm, ông Gulkin nhận định. Mức tiêu thụ dịp lễ Tạ ơn sẽ luôn ở mức cao. “Tôi nghĩ theo dõi tình hình trong thời gian tới sẽ khá thú vị: 3 tháng đối với khu vực nhà hàng và 6 tuần tới đối với khu vực siêu thị bán lẻ”. Dưới đây là các nguồn nhập khẩu khác của thị trường tôm Mỹ và xu hướng:

Theo Undercurrent News

Admin

DOC công bố kết luận điều tra chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam

Bài trước

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản