0

Những lệnh hạn chế gần đây của Ấn Độ đối với xuất khẩu gạo có thể châm ngòi cho một đợt tăng giá gạo trên toàn cầu sau hơn một thập kỷ ổn định, theo các nhà giao dịch gạo nhận định, khi chủ nghĩa bảo hộ của Ấn Độ diễn ra đúng thời điểm sản lượng gạo giảm tại các nước sản xuất lớn khác và nhu cầu toàn cầu đang tăng. Mùa mưa diễn biến thất thường, lượng mưa không đều gây bất lợi cho hoạt động trồng lúa tại Ấn Độ, trực tiếp dẫn tới các lệnh hạn chế xuất khẩu vào tháng 9; trong khi đó, lũ lụt làm giảm sản lượng tại Pakistan trong lúc tiêu dùng tăng tại các nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới như Bangladesh và Philippines. Đó là lý do vì sao các nhà dự báo đnag cho rằng nhu cầu gạo toàn cầu sẽ vượt sản lượng trong niên vụ 2022/23.

Đây là tin xấu cho các nước châu Á và châu Phi có gạo làm lương thực thiết yếu, một số phải nhập khẩu tới 60% nguồn cung cho thị trường nội địa. Do Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% lên một số loại gạo non-basmati, giá gạo toàn cầu đã tăng vọt hơn 10%. Tháng 9/2022, chỉ số giá gạo toàn cầu tăng 2,2%, chạm mức cao nhất trong 18 tháng. “Thị trường quốc tế đang nóng lên và giá sẽ tiếp tục tăng”, theo ông Nitin Gupta, phó chủ tịch mảng kinh doanh gạo của Olam nhận định.

Các chính phủ toàn cầu vốn đã gặp khó khăn trong kìm hãm lạm phát thực phẩm do các gián đoạn mà COVID-19 gây ra cho sản xuất và các chuỗi cung ứng, và sau đó là cuộc tấn công của Nga và Ukraine khiến hàng triệu tấn thực phẩm bị gạt ra khỏi nền thương mại toàn cầu, đẩy lạm phát lên mức cao kỷ lục hồi đầu năm. Dù vậy, cho tới trước khi Ấn Độ triển khai các lệnh cấm xuất khẩu vài tháng trước, các nhà chức trách ngành tại châu Á cho biết giá gạo vẫn ổn định nhờ tồn kho dồi dào. Gạo, không giống như lúa mỳ, bị cô lập trong cuộc chiến Nga – Ukraine, khi cả hai nước đều là các nhà sản xuất và nguồn cung lớn, vẫn khá ổn định trong suốt giai đoạn COVID-19 gây gián đoạn cho các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, hiện các nhà xuất khẩu Thái Lan và Việt Nam cũng không còn tồn kho đủ để bù đắp cho nguồn cung hụt đi sau khi Ấn Độ áp các lệnh cấm xuất khẩu và những thiệt hại về sản lượng trên diện rộng. Tồn kho gạo toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 5 năm trong năm 2023, theo ba nhà giao dịch dẫn những đánh giá nội bộ. “Do Ấn Độ chiếm tới 40% thương mại gạo toàn cầu, không dễ để các nhà cung cấp khác thay thế nguồn cung gạo Ấn Độ bị hụt đi khi nhu cầu đang tăng từ các nước nhập khẩu lớn nhất thế giới”.

Sản lượng dự báo giảm

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hạ ước tính sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2022/2023 xuống 508 triệu tấn, mức thấp nhất trong 4 năm. Chỉ 1 tháng trước, cơ quan này dự báo sản lượng gạo ở mức 512 triệu tấn. Một số nhà giao dịch hàng đầu thế giới thậm chí dự báo sản lượng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 500 triệu tấn do các điều kiện thời tiết cực đoan đe dọa sản lượng nông nghiệp tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.

Tại Ấn Độ, thời tiết khô hạn làm chậm tiến độ xuống giống lúa, nhiều nông dân quyết định từ bỏ; và sau đó mưa quá nhiều vào thời điểm thu hoạch lại gây thiệt hại cho năng suất, làm dấy lên lo ngại lạm phát thực phẩm. Sản lượng lúa vụ hè của Ấn Độ cso thể giảm xuống 105 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, giảm 6% so với cùng kỳ niên vụ trước, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ vào tháng 9, và các nhà giao dịch tư nhân ước tính sản lượng có thể giảm thấp xuống mức 100 triệu tấn.

Sản lượng gạo tại Trung Quốc – nước tiêu dùng gạo lớn nhất thế giới – có thể giảm 2,9% so với năm trước xuống còn 206 triệu tấn do nhiệt độ tăng và hạn hán tại một số khu vực trồng lúa, theo hãng tư vấn Shanghai JC Intelligence Co Ltd. Đây là thay đổi lớn so với năm ngoái, khi Ấn Độ ghi nhận kim ngạch xuất khẩu gạo cao kỷ lục ở mức 21,2 triệu tấn – với mức giá rẻ hơn tới 30% so với các đối thủ cạnh tranh – giúp kiểm soát giá gạo toàn cầu trong khi giá các hàng hóa thực phẩm khác tăng vọt do gián đoạn nguồn cung. Sau lệnh hạn chế xuất khẩu hồi tháng 9, xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo giảm khoảng 25% trong năm nay.

Sản lượng gạo châu Á giảm

Gần như toàn bộ các nước sản xuất gạo hàng đầu đều dự báo giảm sản lượng và nhu cầu gạo toàn cầu sẽ có thể vượt nguồn cung, theo ông B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ. Các lệnh hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ giúp các đối thủ như Việt Nam, Thái Lan và Myanmar tăng xuất khẩu nhưng các nước này lại có nguồn cung khả dụng xuất khẩu hạn chế, ông Rao choh ay.

Sản lượng lúa của Việt Nam dự báo đi ngang so với năm ngoái, ở mức 43 triệu tấn, theo dữ liệu chính phủ. Nước láng giềng Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2022, tăng 7% so với mục tiêu 7 triệu tấn đặt ra trước đó, theo người phát ngôn chính phủ Anucha Burapachaisri. Tổng cộng cả hai nước không thể cung cấp tới 2 triệu tấn để bù đắp vào khoảng trống mà Ấn Độ bỏ lại. Trong khi đó, Pakistan không thể dận dụng các lệnh hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ sau khi lũ lụt nghiêm trọng gây thiệt hại cho mùa màng. Theo USDA, sản lượng gạo của Pakistan có thể giảm 18% xuông sconf 7,4 triệu tấn. Các nước sản xuất gạo lớn khác như Trung Quốc, Bangladesh, và Philippines, giống như Ấn Độ, đều có điều kiện sản xuất bất lợi, bao gồm hạn hán, lũ lụt, bão lốc. “Sự kết hợp bất thường của các sự kiện thời tiết tại châu Á sẽ gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng nhiều khu vực trên thế giới và nhiều người nghèo sẽ không thể tiếp cận gạo chất lượng cao, thậm chí không đủ tiền mua gạo”, theo Himanshu Agarwal, giám đốc điều hành Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cho hay.

Theo Reuters

Admin

Lạm phát tháng 2/2024 của Indonesia tăng vọt do giá gạo, ớt tăng cao

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ có thể gia hạn chính sách thuế xuất khẩu gạo đồ vào tháng 3 để chống lạm phát trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc