0

Các nhà giao dịch đang có kế hoạch giao hàng ngàn tấn cà phê Robusta từ châu Á sang sàn giao dịch ICE tại châu Âu – lần đầu tiên trong hơn 3 năm – một động thái có thể giúp giảm nhiệt giá cà phê hiện đang tiến gần tới mốc cao nhất trong gần 10 năm. Cà phê được thu mua sau khi giá cà phê nội địa khu vực châu Á giảm sâu và tình trạng tắc nghẽn vận chuyển toàn cầu thuyên giảm.

ICE, vận hành các sàn giao dịch tương lai và tài sản trên toàn cầu, hoạt động một phần với vai trò là bến cuối của cà phê dôi dư, nên bất cứ dấu hiệu chấm dứt tình trạng suy giảm dự trữ tại ICE cũng đủ để khiến các nhà đầu tư giảm lo lắng về nguồn cung, khuyến khích họ bán ra. Các nhà giao dịch đã vận chuyển ít nhất 18.000 tấn cà phê Robusta – tương đương hơn 20% mức tồn kho cà phê hiện nay tại ICE – từ Việt Nam và Indonesia trong tháng 1, phần lớn lượng cà phê này sẽ được giao tới các kho được chỉ định tại Antwerp, Amsterdam và Luân Đôn, theo 5 nguồn từ các nhà giao dịch toàn cầu cho hay. Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhưng nguồn cung tích trữ cà phê tại ICE hiện nay lại thống trị bởi Brazil – nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ 2 thế giới. Indonesia là nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới.

Các nhà giao dịch bao gồm Ecom, Sucafina và Louis Dreyfus đang vận chuyển cà phê ở mức cước vận chuyển tương đối thấp do sử dụng phương thức vận chuyển hàng lẻ hỗn hợp các loại bao bì – một phương thức đã không còn phổ biến trong 25 năm qua. Sucafina xác nhận đang vận chuyển cà phê Robusta từ Việt Nam trên những tàu vận chuyển hàng lẻ trong các bao kiện rời hỗn hợp kiểu này. Louis Dreyfus từ chối bình luận và Ecom chưa phản hồi về việc vận chuyển. Các nhà giao dịch này tiến hành thu mua cà phê sau khi các nhà môi giới Việt Nam và Indonesia – nóng lòng giảm lượng tồn kho chồng chất trong 2 năm qua do tình trạng tắc nghẽn vận chuyển – chào bán cà phê với mức giá chiết khấu kỷ lục so với giá cà phê Robusta tương lai tham chiếu trên ICE.

Cà phê thường được vận chuyển trong các tàu container nhưng mức cước vận chuyển tăng vọt do thiếu container rỗng, xuất phát từ các chính sách chống đại dịch. Các hạn chế nhằm phòng chống dịch cũng làm gián đoạn nguồn cung lao động và gây ra nhu cầu tăng vọt đối với hàng hóa bán lẻ do người tiêu dùng mắc kẹt trong nhà. Các nhà giao dịch cho biết chất các bao cà phê lên cà tàu chở hàng rời – vốn thường sử dụng cho các hàng hóa không vừa vào các container kích cỡ tiêu chuẩn. Các tàu này đã không còn được sử dụng để vận chuyển cà phê trong nhiều năm do yêu cầu các nhà giao dịch phải vận chuyển những chuyến hàng cực lớn và do rủi ro chất lượng cà phê bị thiệt hại nếu có mưa khi bốc dỡ hàng tại các cảng.

Yếu tố thay đổi cục diện cuộc chơi

“Các tàu vận chuyển hàng rời quá khổ này có thể là yếu tố thay đổi cục diện cuộc chơi Chúng ta chỉ thiếu cà phê do nguồn cung không phân phối được tới nơi có nhu cầu”, theo một nhà giao dịch cà phê tại Thụy sĩ. Cước vận chuyển tàu hàng rời quá khổ giảm hồi đầu năm nay xuống mức thấp, chỉ bằng một nửa so với mức cước tàu container tuyến đông nam châu Á tới châu Âu. Cộng với mức chiết khấu cao kỷ lục đã thúc đẩy các nhà giao dịch thu mua cà phê do họ biết chắc sẽ hòa vốn nếu có thể vận chuyển thành công cà phê tới kho ICE và đạt lợi nhuận cao nếu bán thành công cho các nhà rang xay.

Vận chuyển cà phê Robusta từ Việt Nam và Indonesia tới kho ICE đã không thể đạt mức hòa vốn trong nhiều năm. Dữ liệu tồn kho ICE cho thấy không có đợt vận chuyển cà phê Robusta lớn từ Việt Nam từ cuối năm 2018 và không có đợt vận chuyển cà phê Robusta nào từ Indonesia trong hơn 4 năm qua. Tuy nhiên, từ cuối tháng này, nhà giao dịch hàng hóa Ecom có dự định vận chuyển 5.000 tấn cà phê Robusta Indonesia tới ICE, theo một nguồn tin cho hay. Đợt vận chuyển này là mức tối thiểu sẽ được giao tới kho ICE từ Indonesia và Việt Nam trong tháng tới, với số lực thực có thể gấp đôi và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ít nhất thêm 3 tàu vận chuyển hàng rời quá tải chuẩn bị rời Việt Nam vào cuối tháng 2 cùng với cà phê Robusta được chiết khấu mạnh sẽ vận chuyển tới kho ICE. “Chúng tôi dự báo giá cà phê Robusta đạt trung bình 1.950 USD/tấn trong quý 2, so với mức 2.240 USD/tấn hiện nay, chủ yếu nhờ sản lượng thu hoạch dồi dào tại Việt Nam và Brazil, cùng với việc thuận lợi hóa vận chuyển cà phê theo một số tuyến”, theo nhà phân tích Carlos Mera từ Rabobank.

Theo Reuters

Admin

Cà phê Arabica chuẩn bị tràn vào các nhà kho ICE, gây áp lực lên giá

Bài trước

Louis Dreyfus giành lại sở hữu đa số dự trữ cà phê robusta tại ICE châu Âu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao