0

Ngành cá tra có thể mang về hàng tỉ USD hàng năm, đang đứng trước mối đe dọa nghiêm trọng. Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết chuỗi sản xuất cá tra bị gián đoạn, sản xuất con giống và sản lượng cá tra thương phẩm đồng loạt giảm.

So với cùng kỳ năm trước, sản lượng thu hoạch giảm tới 20% trong tháng 7 và giảm 44% trong tháng 8. Trong nửa đầu tháng 9, con số này lên tới 77%, dẫn tới tình trạng một lượng lớn cá tra không thể tiêu thụ và đẩy giá cá tra nguyên liệu xuống còn 21.000 – 22.000 đồng/kg. Tới đầu tháng 9, 52 trong tổng số 106 nhà máy chế biến cá tra tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải ngừng hoạt động, hơn 70% công nhân phải nghỉ việc không lương. Các nhà máy khác duy trì hoạt động chỉ với 30 – 40% công suất. Ông Nguyễn Văn Liệt, phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long cho biết tỉnh vẫn còn 20.000 tấn cá tra chưa tiêu thụ đưcọ, trong khi chỉ còn 2 nhà máy chế biến cá tra đang hoạt động.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,054 tỷ USD, bao gồm chỉ 85 triệu USD doanh thu trong tháng 8, giảm tới 31% so với tháng 7. Ông Nguyễn Như Tiệp, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NAFIQAD) dự báo giá trị xuất khẩu cá tra sẽ giảm mạnh trong tháng 9. Ông Tiệp cho biết các công ty đang đối mặt hàng loạt khó khăn gây ra bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng và chi phí vận chuyển ở mức cao. CÁc doanh nghiệp thiếu nguyên liệu lẫn lao động cho chế biến để duy trì sản xuất và không thể nâng được công suất. “Giờ đã là cuối năm, nếu không thể phục hồi chuỗi sản xuất cá tra ngay lập tức thì không có thời gian để triển khai và hoàn thành các đơn hàng cuối năm”, ông Tiệp cảnh báo.

Bà Tô Thị Tường Lan, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết nhiều doanh nghiệp có thể thất bại trong hoàn tất đơn hàng và không dám nhận các đơn hàng mới cho dịp cuối năm và mùa kinh doanh đầu năm 2022. Nông dân đã ngừng thả nuôi 2 tháng qua nên các chuyên gia có cơ sở để cảnh báo khả năng thiếu con giống lẫn nguyên liệu thô. Theo bà Lan, cần phải thay thế mô hình sản xuất 3 tại chỗ bằng các giải pháp hiệu quả hơn, giúp giảm chi phí và đảm bảo an toàn cho công nhân. Bà đề xuất cho phép các nhà máy chế biến có 60% số công nhân được tiêm đầy đủ vắc xin và các cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định của Bộ Y tế được phép hoạt động toàn công suất trở lại.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan tại một hội thảo gần đây cho biết 3 mục tiêu – phát triển kinh tế và chống đại dịch – phải hài hòa. “Linh động là giải pháp cho chúng ta”.

Theo VNS

Admin

Giá cổ phiếu các công ty chế biến cá tra tăng vọt

Bài trước

Khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản trị giá 700 tỷ đồng tại Đồng Tháp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản