0

Thái Lan đặt mục tiêu đưa sâu riêng trở thành loại trái cây chủ lực để mở rộng các sáng kiến xanh trong ngành nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu, theo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác nông nghiệp Thái Lan cho hay.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan Chalermchai Sri-on cho biết trong một cuộc hội thảo trực tuyến cho hay sầu riêng sẽ trở thành “sản phẩm đặc sản”. Ông đã có bài phát biểu tại hội nghị Global Action on Green Development of Special Special Agricultural-Products: "One Country, One Priority" (OCOP) (Hành động Toàn cầu cho Phát triển xanh các sản phẩm nông sản đặc sản: “Mỗi nước một ưu tiên” (OCOP)). Hội nghị được chủ trì bởi Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO). “Sầu riêng của chúng tôi nổi tiếng nhờ chất lượng cao cấp, mùi thơm, hương vị và chất thịt đặc trưng. Sầu riêng cũng nằm trong danh sách sản phẩm có chỉ dẫn địa lý (GI), giúp gia tăng thêm giá trị cho loại trái cây này”, ông Chalermchai phát biểu trước hàng trăm thành viên tham dự hội nghị.

Sầu riêng là nông sản xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan với giá trị hơn 2,9 tỷ USD, chiếm 2,5% GDP. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng lên tới 40%/năm, ông cho hay. Sản phẩm nông sản đặc sản (SAPs) là những sả phẩm có chất lượng độc đáo và các đặc điểm đặc biệt gắn với địa lý nơi sản xuất và di sản văn hóa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và các thực đơn lành mạnh, hỗ trợ sinh kế và tăng trưởng kinh tế của nông dân, đồng thời bảo vệ môi trường và tính đa dạng sinh học. SAPs bao gồm tất cả các loại nông sản được công nhận là có tính biểu tượng quốc gia hoặc đặc sản địa phương chưa được hưởng lợi toàn diện từ các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. SAPs cũng có tiềm năng lớn trong hội nhập vào các thị trường địa phương, khu vực và toàn cầu.

Trung tâm của kế hoạch Hành động Toàn cấu nói trên là nhằm thúc đẩy SAPs thông qua sáng kiến và phát triển xanh, cũng như tạo điều kiện phát triển cho các tác nhân nhỏ và các mô hình sản xuất hộ gia đình. “Ngày ngay, nguồn cung thực phẩm toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào chỉ một số loại cây trồng và sản phẩm. Phần lớn các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm có đầu vào cao, thâm dụng nguồn lực và thiếu hội nhập”, theo tổng giám đốc FAO QU Dongyu. Mục tiêu là nhằm phát triển các chuỗi giá trị xanh và bền vững cho các nông sản đặc sản, giúp các nông dân nhỏ lẻ và hộ nông dân gặt hái những lợi ích từ thị trường toàn cầu.

Sáng kiến đặt mục tiêu tối ưu hóa các hệ thống sản xuất; tối thiểu hóa thiệt hại năng suất và đa dạng sinh học; tối thiểu hóa thất thoát, lãng phí thực phẩm và sử dụng sai các hóa chất nông nghiệp; đồng thời, tối đa hóa các lơij ích nông nghiệp hội nhập. Mục tiêu của các thành phần này là thuận lợi hóa quá trình chuyển đổi để tạo ra các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm hiệu quả, bao trùm, bền bỉ và bền vững hơn. “Sự chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm bắt đầu bằng cách xác định một sản phẩm hoặc 1 cây trồng cụ thể”, ông cho hay.

Theo Bangkok Post

Admin

Nhu cầu sầu riêng Thái Lan tại Trung Quốc vẫn cao

Bài trước

Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc duy trì động lực mạnh trong năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả