0

Một khảo sát mới đối với người tiêu dùng Mỹ cho thấy giá thủy sản có phần khựng lại đà tăng. Giá thực phẩm tiếp tục tăng ở phần lớn các nhóm hàng hóa, theo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Tổng cục Thống kê Lao động Mỹ công bố. CPI tại Mỹ đã tăng vọt 5,4% trong tháng 7/2021 so với cùng kỳ năm 2020 và 95% người tiêu dùng nhận thấy giá bán lẻ tăng trong tháng qua, theo hãng dữ liệu Numerator công bố. Nếu giá tiếp tục tăng, 23% người tiêu dùng cho biết họ sẽ giảm mua thủy sản, thịt và thịt gia cầm, theo khảo sát nhanh của Numerator cho thấy. Thêm vào đó, 23% người tiêu dùng sẽ giảm mua các sản phẩm chứng nhận bền vững và 46% sẽ giảm mua các sản phẩm hữu cơ hoặc cao cấp.

Giá thủy sản tươi, đông lạnh và bảo quản đồng loạt tăng trương quý 2/2021, theo dữ liệu gần đây từ IRI and 210 Analytics. Giá thủy sản đông lạnh tăng mạnh nhất trong quý 2/2021 – tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2019 lên 6,96 USD/lb trung bình trên hệ thống bán lẻ phổ thông và cửa hàng thực phẩm tại Mỹ, theo IRI and 210 Analytics. Giá thủy sản tươi cũng tăng 8% trong quý 2/2021 so với cùng kỳ năm 2019 và 4.1% so với cùng kỳ năm 2020 lên mức 8,4 USD/lb. Giá thủy sản chế biến bảo quản tăng 4,4% trong quý 2/2021 so với cùng kỳ năm 2019 nhưng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trung bình trong quý 2/2021 đạt 4,88 USD/lb.

Tuy nhiên, các phân khúc thực phẩm khác sẽ tác động mạnh hơn khi người tiêu dùng tiếp tục chứng kiến chi phí thực phẩm tăng, theo Numerator. Nếu mức giá cao kéo dài, 54% người mua hàng cho biết họ sẽ cắt giảm các món tráng miệng, kẹo và khoảng 47% cho biết họ sẽ cắt giảm thực phẩm chế biến và các món hàng cao cấp. Khoảng 45% giảm mua nước uống soda, 31% sẽ giảm mua các sản phẩm có cồn và 13% sẽ giảm mua thực phẩm tươi.

Người tiêu dùng hoàn toàn ý thức được tình hình lạm phát trên diện rộng ở cả khu vực bán lẻ và nhà hàng, theo lãnh đạo của 210 Analytics Principal Anne-Marie Roerink trả lời SeafoodSource. “Thực phẩm hay phi thực phẩm, thực phẩm tươi, thủy sản hay đồ ăn vặt – người tiêu dùng đang phải trả mức giá cao hơn nhiều so với mức giá họ chi trả trước đại dcihj”, theo bà Reorink said. “Ngoài ra, các cửa hàng cũng ít chạy khuyến mại hơn”. Tuy nhiên, do người Mỹ tập trung hơn vào các lựa chọn tốt cho sức khỏe, các lợi ích sức khỏe của thủy sản sẽ là đối trọng quan trọng với tình hình lạm phát cho tới thời điểm này của năm 2021. Ngoài ra, những người mua thủy sản có xu hướng giàu có hơn, với khu nhập khả dụng lớn hơn nên giúp họ ít chịu tác động của thời kỳ lạm phát tăng hơn những phân khúc người tiêu dùng khác, bà Roerink cho biết thêm.

Doanh thu thủy sản có thể được cứu vớt nhờ thói quen người tiêu dùng thay đổi do đại dịch COVID-19. 18 tháng qua đã dạy cho người tiêu dùng cách nấu nướng tại nhà rẻ hơn nhiều so với đi ăn ngoài nhà hàng, bà Roerink cho hay. “Ngoài việc có nhiều bữa ăn được chuẩn bị ở nhà hơn, chúng tôi đã thấy điều này dẫn đến việc cao cấp hóa các giao dịch mua trên toàn cửa hàng - bao gồm cả hải sản - với sức mạnh tuyệt vời cho các mặt hàng được yêu thích hơn trong tự nhiên, từ sô cô la cao cấp đến càng cua”, bà Roerink cho biết thêm. “Câu hỏi là mức tăng giá trên khắp các phân khúc sẽ tăng tối đa bao nhiêu so với mức giá hồi năm 2019. Ngày càng nhiều người thực hiện các hành vi tiết kiệm để ứng phó với tình trạng lạm phát có thể kéo dài hơn hoặc tăng mạnh hơn. Nhưng hiện tại, doanh số thủy sản có vẻ  đặc biệt mạnh”.

Ngành thủy sản có thể hưởng lợi từ một xu hướng khác được đại dịch COVID-19 đẩy nhanh – thương mại diện tử. Hãng nghiên cứu Acosta gần đây phát hiện ra 45% người tiêu dùng Mỹ tăng mua sắm thực phẩm trực tuyến và giám số chuyến đi mua hàng tới các kênh bán hàng tiêu dùng truyền thống như thời gian trước đại dịch. “Trong khi nhiều người tin rằng tình hình đang bình thường trở lại, có nhiều khả năng các hành vi mua sắm liên quan đến đại dịch, đặc biệt là sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào thương mại điện tử sẽ vẫn kéo dài”, theo phs chủ tịch điều hành mảng kinh doanh Acosta Colin Stewart nhận định trong một cuộc họp báo. “Người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc với đặt hàng thực phẩm trực tuyến hoặc thông qua các dịch vụ đăng ký cố định, với các lựa chọn giao hàng – nhận hàng không tiếp xúc. Khi chúng ta đang tiến tới một giai đoạn mới của đai dịch, các kênh bán hàng thực phẩm vẫn rất lớn do người tiêu dùng ngày càng tập trung vào tính sẵn có của sản phẩm, giá thấp và các chương trình khuyến mại, bất kể họ mua sắm trực tuyến hay trực tiếp”.

Trong khi doanh thu các cửa hàng thực phẩm có dịch vụ bán trực tuyến, giao hàng tận nhà tại Mỹ giảm 1,4 tỷ USD trong tháng 7/2021 so với cùng kỳ năm 2020, theo Brick Meets Click/Mercatus Grocery Shopping Survey, phân khúc giao hàng / tới lấy hàng vẫn duy trì ổn định ở mức 5,3 tỷ USD trong 3 tháng liên tiếp, theo hãng nghiên cứu này. “Kết quả kinh doanh tháng 7 giúp duy trì mức tăng hồi năm ngoái, đặc biệt là giao hàng và tới lấy hàng, nhưng số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong tháng 7 chắc chắn sẽ tác động tới hành vi mua hàng theo một cách khác so với cuộc khủng hoảng năm 2020”.

Theo Seafood  Source

Admin

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài trước

Việt Nam nỗ lực tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu nông sản sang Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản