Thái Lan đang tăng tốc hoạt động đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản tại 4 nước để ngăn các doanh nghiệp nước ngoài tiếm quyền làm ra sản phẩm của người Thái và giúp tăng xuất khẩu hàng hóa từ Thái Lan trong giai đoạn đại dịch hiện nay.
Các hồ sơ đăng ký đã được gửi tới các nhà chức trách tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia, theo lãnh đạo Cơ quan Tài sản Trí tuệ Prayoth Benyasut cho hay. Các sản phẩm đang được đăng ký là gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, bưởi Pakpanang Tub Tim Siam và me ngọt Phetchabun tại Trung Quốc; cà phê Doi Chaang và Doi Tung coffee cùng với dứa Huay Mon pineapple tại Nhật Bản; me ngọt Phetchabun và nhãn sấy khô Lamphuntại Viẹt Nam; và gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, gạo Sangyod Muang Phatthalung, bưởi Pakpanang Tub Tim Siam tại Malaysia.
Đăng ký chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài sẽ giúp bảo vệ các sản phẩm Thái Lan có xuất xứ từ một số tỉnh xác định. Các đặc trưng độc nhất của các sản phẩm này là điểm thu hút cả người tiêu dùng Thái Lanvà nước ngoài. Động thái này cũng giúp thúc đẩy xuất khẩu. “Xuất khẩu các sản phẩm GI Thái Lan dự báo tăng 5 – 10% trong năm 2021 so với mức 1 tỷ Baht trong năm 2020”, ông Prayoth cho hay.
Thái Lan đã đăng ký chỉ dẫn địa lý cho rất nhiều sản phẩm ở nước ngoài, bao gồm gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, cà phê Doi Chaang, cà phê Doi Tung, và gạo Sangyod Muang Phatthalung tại EU, lụa tơ tằm Thái Lamphun tại Ấn Độ và Indonesia. Doanh số các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý rất có triển vọng khi ngày càng được biết đến rộng rãi trong cộng đồng người tiêu dùng, dẫn tới việc chính phủ khuyến khích nhiều cộng đồng phát triển các sản phẩm chất lượng cao để tăng giá trị.
Thái Lan có thể tăng dung lượng thị trường lên hơn 36 tỷ Baht nhờ chương trình xúc tiến thưog mại các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý. Hiện có 137 sản phẩm bản địa có chỉ dẫn địa lý tại 76 tỉnh. Cơ quan chức trách có kế hoạch đăng ký trên toàn bộ 77 tỉnh trong năm 2021. Sản phẩm đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất là Kaw Diew Phichit vào ngày 27/4.
Theo Bangkok Post
Bình luận