Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Trung Đông và châu Phi có những dấu hiệu tích cực kể từ đầu năm, bất chấp suy giảm chung trong xuất khẩu thủy sản do COVID-19, Thư ký thứ nhất kiêm lãnh đạo Phòng Thương mại tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Duy Hưng cho hay ngày 25/10,
Đại dịch đã gây ra khó khăn lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Đông và châu Phi. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang 3 thị trường lớn nhất tại khu vực này – Israel, UAE và Ai Cập – giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2020. Xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập lao dốc 35,6% so với cùng kỳ năm 2019, xuống cnf 23,5 triệu USD, ông Hưng cho hay, so với mức giảm 8,7% trong xuất khẩu chung các mặt hàng sang thị trường này.
Ông cho rằng nguyên nhân là do sụt giảm mạnh nhu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu nói chung do các biện pháp mà chính phủ Ai cập triển khai để kìm hãm sự lây lan của virus corona, bao gồm giờ giới nghiêm ban đêm, cấm tụ tập và đóng cửa các nhà hàng. Các chính sách hạn chế nhập khẩu của Ai Cập và tăng xuất khẩu để thu hẹp thâm hụt thương mại năm 2020 cũng là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp, đã tăng trưởng yếu trong vài năm qua. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ đóng hộp chiếm 2,29% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Ai Cập, tương đương 11,9 triệu USD, trong 9 tháng đầu năm 2020. Tỷ trọng này ở mưc cao thứ 2 tại Trung Đông và châu Phi, chỉ đứng sau Israel.
Ai Cập nhập khẩu 160 triệu USD các sản phẩm cá ngừ vào năm 2019, với 89,5%, tương đương 145 triệu USD, đến từ Thái Lan. Việt Nam chỉ đứng thứ 2 với thị phàn 5,6%, tương đương 9 triệu USD, ông Hưng cho biết thêm, nên hiện còn nhiều tiềm năng xuất khẩu cá ngừ sang nước này do COVID-19 đan thúc đẩy các nhà nhập khẩu đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Các xu hướng như vậy là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam giành được vị thế vững chắc hơn trên thị trường.
Theo VNS
Bình luận