Ngũ cốc

Trung Quốc thúc giục các công ty thực phẩm tăng cường nguồn cung trước nỗi lo làn sóng COVID-19 thứ hai

0

Trung Quốc thúc giục các doanh nghiệp thương mại và các nhà chế biến thực phẩm tăng cường tồn kho ngũ cốc và các loại hạt có dầu trước khả năng làn sóng nhiễm virus corona thứ hai với tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở các khu vực khác trên thế giới làm tăng nỗi lo về các tuyến cung cấp toàn cầu.

Cả các nhà giao dịch ngũ cốc thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân cũng như các nhà sản xuất thực phẩm đều được thúc giục tăng nhập khẩu đậu tương, dầu đậu tương và ngô trong các cuộc gọi với Bộ Thương mại trong thời gian gần đây, theo 3 nguồn tin khác nhau cung cấp cho Reuters cho hay. “Khả năng sụp đổ các tuyến cung ứng do tình trạng nhiễm virus corona tại nhiều nơi hiện nay. Ví dụ, một cảng chuyên cho một nguồn hàng hoặc một điểm đến có thể đóng cửa hoạt động”, theo một nhà quản lý tại một trong những nhà chế biến thực phẩm hàng đầu của Trung Quốc, trong cuộc gọi với các nhà chức trách để thảo luận về vấn đề đặt hàng mua ngũ cốc hồi tuần trước. “Họ khuyến nghị chúng tôi tăng dự trữ, duy trì nguồn cung cao hơn thông thường. Diễn biến tại Brazil có vẻ không thuận lợi”, ông cho biết thêm, ám chỉnguồn cung đậu tương chính của Trung Quốc đồng thời là một nước xuất hẩu thịt lớn – nơi đang có số ca nhiễm virus corona vượt con số tại Tây Ban Nha và Ý.

Nguồn tin thứ hai tại Trung Quốc nhờ tham gia các cuộc họp cho hay Bộ Thương mại Trung Quốc đã gặp một số công ty thuộc sở hữu nhà nước vào tuần trước để thảo luận cách đảm bảo các nguồn cung trong đại dịch. “Một trong những lo ngại chính là cách đại dịch diễn biến tại Nam Mỹ tác động tới nguồn cung các loại hạt có dầu cho Trung Quốc”, theo nguồn tin này cho hay. Bộ Thương mại Trung Quốc không phản hồi các yêu cầu bình luận về các kế hoạch tăng dự trữ thực phẩm.

Cú shock đậu tương

Các lô hàng đậu tương Brãil bị hoãn giao trong tháng 3 và 4 do sự kết hợp của mưa lớn, suy giảm nhân lực khi các biện pháp kìm chế virus corona có hiệu lực, dẫn tới tồn kho đậu tương của Trung Quốc ghi nhận mức thấp. Các lô hàng đậu tương từ Brazil đã được nối lại nhưng các nhà chức trách vẫn lo ngại về các gián đoạn mới.

Tập đoàn nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc COFCO và nhà dự trữ ngũ cốc Sinograin đã tăng cường các đơn hàng mua đậu tương và ngô Mỹ trong những tuần gần đây. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã mua ít nhất 4 lô hàng, tương đương khoảng 240.000 tấn, đậu tưng Mỹ dể giao hàng từ đầu tháng 7, hai nhà giao dịch cho hay. Bắc Kinh cũng vừa tăng phân bổ hạn ngạch nhập khẩu ngũ cốc cho các bên mua ngũ cốc lớn, đặt cơ sở cho các hợp đồng mua tiềm năng sắp tới.

Trung Quốc đang gặp áp lực tăng mua nông sản Mỹ theo thỏa thuận thương mại ký giữa chính phủ hai nước hồi tháng 1, và các nguồn tin thương mại kỳ vọng Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu nông sản Mỹ khi mùa xuất khẩu tại Nam Mỹ kết thúc và vụ thu hoạch tại Bắc Mỹ vào mùa thu bắt đầu. “Các nỗ lực tăng cường nguồn cung, không chỉ đến từ Brazil mà nguồn cung từ khắp mọi nơi”, theo nhà quảnlý cấp cao tại công ty chế biến cho hay. “Đậu tương Mỹ đang rất hút khách trên thị trường cho vụ thu hoạch tháng 9 trở đi”, ông cho biết thêm. Dữ liệu kim ngạch xuất khẩu nông sản Mỹ cho thấy cá ckhách hàng Trung Quốc đang tăng cường mua đậu tương niên vụ tới, với lượng đặt hàng lên tới 374.000 tấn, so với mức trung bình 60.000 tấn vào thời điểm này hàng năm.

Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu thịt hàng đầu thế giới và đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn nội địa do dịch tả lợn làm giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn của nước này. Trong khi đó, nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ - nước xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới – từng được kỳ vọng sẽ tăng vọt nhưng sự lây lan nhanh của COVID-19 tại các nhà máy giết mổ và chế biến tại Mỹ đang làm giảm sản lượng thịt của nước này.

Trung Quốc cũng đã đặt hàng lượng thịt lợn Mỹ cao kỷ lục trong năm 2020, làm dấy lên những lo ngại về căng thẳng mới giữa hai nước nếu các vấn đề sản xuất thịt tại Mỹ làm giảm nguồn cung vào thời điểm giao hàng sang Trung Quốc ồ ạt.

Theo Reuters

Admin

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc