Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang được kêu gọi tăng cường sử dụng các kênh thương mại trực tuyến để tìm kiếm các thị trường và khách hàng mới, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ông Trần Việt Tiến, lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho hay: “Với rất nhiều thiết kế và mẫu mã mới, nhiều doanh nghiệp nội thất Việt Nam vẫn không thể tìm được đơn hàng trong bối cảnh đại dịch hiện nay”.
Dzung Nguyen, CEO của Information Technology, thành viên Yes4All có trụ sở tại California: “Các lô hàng nội thất Việt Nam sẽ xuất hiện trên các kênh bán hàng của Yes4All sớm nhất là vào tháng 5”. Vị CEO này cho hay Yes4All hoạt động mạnh trên Amazon và Ebay, cho hay các lô hàng này là kết quả từ một giai đoạn đàm phán kéo dài và sự chung tay chuẩn bị giữa Yes4All và NCT, một thương hiệu nội thất Việt Nam chuyên xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến các sản phẩm thể thao, Yes4All nhận thấy một cơ hội bán các sản phẩm nội thất Đông Nam Á cho khách hàng Mỹ. Vị CEO cho hay: “Giống như các sản phẩm nhà bếp, các mặt hàng nội thật có thể bán trực tuyến”, cho biết thêm đã tới thời điểm các doanh nghiệp nội thất tham gia các kênh phân phối trực tuyến. Ông Dzung cho hay các chuỗi nội thất cũng bắt đầu đăng tải các sản phẩm lên các trang thương mại điện tử như Etsy, Amazon và Wayfair.
Đồng thời, ông Nguyễn Ngọc Dung, phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), cho hay thương mại điện tử là giải pháp tốt nhất cho ngành chế biến gỗ do dịch COVID-19 đang phong tỏa ngành sản xuất này với các thị trường tại Trung Quốc cũng như làm khiến hàng loạt hội chợ thương mại toàn cầu phải đóng cửa. Lo lắng về khả năng nhiễm bệnh, nhiều người mua sắm đang tránh tới các khu trưng bày nội thất truyền thống. Do đó, ông Dung cho rằng: “Dịch chuyển từ thực tuyến sang trực tuyến O2O (online to offline) là cách nhanh nhất để thích ứng với tình hình”.
Tiếp cận khách hàng xuyên biên giới
O2O là một mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp marketing trực tuyến và giới thiệu sản phẩm để thu hút khách hàng mua hàng tại các cửa hàng thực. Theo các chuyên gia, “đại gia nội thất” IKEA là một ví dụ tốt cho mô hình O2O khi áp dụng thực tế ảo để bán các sản phẩm nội thất. Nhận ra những lợi ích của O2O, ông Tiến đề cập một khó khăn: “Áp dụng mô hình O2O không hề đơn giản và đòi hỏi doanh nghiệp chi nhiều hơn cho nguồn nhân lực lẫn công nghệ”. Ông Tiến ví dụ: “Công nghệ 3D và thực tế ảo giúp người mua nhìn thấy và trải nghiệm sản phẩm có chi phí rất đắt đỏ”. Quan trọng hơn, ông cho rằng: “Bất kể họ chi bao nhiêu tiền cho các kênh trực tuyến, các doanh nghiệp không được bỏ quan hệ thống thực tuyến như các phòng trưng bày và bán hàng. Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng hàng hóa và trải nghiệm thực tế của khách hàng”.
Dăm gỗ Việt Nam là sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc với doanh thu hơn 972 triệu USD trong năm 2019, chiếm 79,2% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng nhập khẩu ván gỗ trị giá 400 triệu USD trong năm 2019. Chính phủ đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 20 tỷ USD trong năm 2025 – gần như gấp đôi so với mức kim ngạch hiện nay. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp cần có những thay đổi về căn bản cho chiến lược từng doanh nghiệp và chiến lược phát triển toàn ngành.
Đồng thời, ngành gỗ đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ về môi trường chính sách và thể chế để tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, chính phủ cũng cần tạo ra một kênh để thúc đẩy thương hiệu gỗ và các sản phẩm gỗ sạch của Việt Nam.
Theo VNS
Bình luận