Brazil và Việt Nam là các nước cung cấp cà phê nhân xanh lớn nhất cho thị trường châu Âu, chiếm lần lượt 30% và 25% thị phần nhập khẩu cà phê nhân xanh của EU. Các nước xuất khẩu nhân xanh lớn khác của châu Âu là Honduras (7.5%), Colombia (6.2%), Ấn Độ (5.4%) và Uganda (5.1%).

Mỗi nước cung cấp cà phê có vị thế khác nhau, nhắm tới các phân khúc thị trường cụ thể trên thị trường cà phê châu Âu. Brazil là nước cung cấp cà phê lớn đối với cả cà phê Robusta và Arabica. Năm 2018, khoảng 75% sản lượng cà phê của Brazil là cà phê Arabica. Từ năm 2014 – 2018, tổng sản lượng cà phê của Brazil tăng trung bình 4,5%/năm, đạt gần 3,9 triệu cà phê nhân xanh trong năm 2018. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Brazil sang châu Âu giảm nhẹ trong giai đoạn 2014 – 2018 với tốc độ giảm hàng năm (0,7%/năm).

Phần 1 tham khảo tại: http://gappingworld.com/cap-nhat-ve-thuc-trang-nhu-cau-ca-phe-tai-thi-truong-chau-au-phan-1-thi-truong-ca-phe-lon-nhat-the-gioi/

Việt Nam, Ấn Độ và Uganda tập trung vào sản xuất cà phê Robusta. Cà phê Robusta chiếm 95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, 83% tại Uganda và 72% tại Ấn Độ. Xuất khẩu cà phê từ các nước này đều tăng trong giai đoạn 2014 – 18: Việt Nam 2,2%/năm, Ấn Độ, 4,1%/năm và Uganda 5,3%/năm.

Xu hướng nổi bật nhất trong thị trường cà phê châu Âu là sự quan tâm ngày càng lớn tới cà phê đặc sản, đặc biệt là cà phê Robusta chất lượng cao. Các cơ hội thị trường cho các nhà xuất khẩu cà phê sang thị trường châu Âu ngày càng tăng, đặc biệt là về duy trì các nguồn cung cà phê Robusta chất lượng cao, ổn định, đáp ứng Q Fine Robusta Standards and Protocols.

Colombia và Honduras nổi tiếng với sản lượng cà phê Arabica lớn. Tại Honduras, sản lượng tăng mạnh trong giai đoạn 2014 – 2018, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình 8,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng này đạt được nhờ đưa vào trồng các giống mới, có khả năng kháng bệnh và vật hại tốt hơn. Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Honduras sang châu Âu tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 8,6% trong giai đoạn 2014 – 2018. Sản xuất cà phê Colombia tăng trưởng với tốc độ trung bình 1,8% trong cùng kỳ so sánh nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang châu Âu giảm nhẹ 1%/năm từ năm 2014 – 2018.

Ethiopia cũng là một nhà cung cấp cà phê Arabica và cà phê hữu cơ nổi tiếng; thực tế, đây là nước sản xuất cà phê hữu cơ lớn thứ hai thế giới, sau Mexico. Xuất khẩu cà phê của Ethiopia, chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp sang Đức, chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của châu Âu trong năm 2018, tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 4,9% từ 2014 – 2018. Cà phê từ Ethiopia rất có tiềm năng trên thị trường cà phê đặc sản, vốn đặc trưng bởi sản lượng thấp hơn, giá cao hơn, hưởng lợi từ chính nguồn cung độc đáo từ đất nước Đông Phi được mệnh danh là nơi khởi sinh ra cà phê.

Sản xuất cà loại cà phê Arabica và chứng nhận hữu cơ cũng mang lại tiềm năng rất lớn cho các thị trường cà phê đặc sản và ngách tại châu Âu. Nhập khẩu cà phê từ Peru vào châu Âu tăng 2,4%/năm từ năm 2014 – 2018, chiếm 4,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của châu Âu. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu lại giảm (1,9%)/năm do giá cà phê xuất khẩu giảm trong những năm gần đây. Peru là nước sản xuất cà phê hữu cơ lớn thứ 3 trên thị trường thế giới. Phần lớn cà phê Peru xuất khẩu trực tiếp sang Đức – thị trường cà phê hữu cơ chính tại châu Âu.

Xuát khẩu cà phê Nicarague sang châu Âu cũng ăng với tốc độ cao 15%/năm từ năm 2014 – 2018. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 47.000 tấn, trị giá 125 triệu Euro. Nicarague nổi danh với sản xuất cà phê Arabica nhưng cũng đang sản xuất cà phê Robusta, chủ yếu cho thị trường nội địa.

Theo CBI
Admin

Việt Nam xuất khẩu lô cà phê hữu cơ đầu tiên sang Nhật Bản

Bài trước

Ấn Độ chuẩn bị cho lượng mưa cao hơn mức trung bình, nhiệt độ tăng vào tháng 10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc