Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hoàn toàn ủng hộ lệnh cấm 3 loại hóa chất nông nghiệp, cho rằng các nước nhập khẩu cũng đang thắt chặt các yêu cầu an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu.

Charoen Laothamatas, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết hiệp hội đồng thuận với quyết định của chính phủ về cấm paraquat, glyphosate và chlorpyrifos, đồng thời yêu cầu nông dân điều chỉnh giảm sử dụng các loại hóa chất này. “Nhiều khách hàng mua gạo đang thắt chặt các quy định bảo vệ người tiêu dùng”, ông Charoen cho hay. “Nếu nông dân Thái Lan lờ đi lệnh cấm này hoặc không giảm sử dụng hóa chất, xuất khẩu gạo sẽ bị tác động tiêu cực”. Ông cho biết tiêu dùng gạo thế giới đang chuỷen dịch sang các sản phẩm sạch hóa chất.

Ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội, cho rằng một số nước, bao gồm Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước thành viên EU, đã ban hành các luật mới để bảo vệ người tiêu dùng và thắt chặt các quy định an toàn thực phẩm liên quan đến dư lượng hóa chất, đặc biệt là đối với các nông sản. Đặc biệt, đối với gạo, các nước này yêu cầu gạo hoàn toàn sạch hóa chất, hoặc ít nhất là dư lượng tuân thủ quy định hiện hành. Ví dụ, Nhật Bản vừa hạ mức dư lượng hóa chất tối đa đối với gạo từ 0,05 ppm xuống 0,01 ppm. Ông Chookiat dẫn thông tin về mẫu gạo do OMIC thu thập, một công ty chuyên khảo sát tại Nhật Bản, phát hiện thấy không có mẫu gạo Thái Lan nào đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm cứng rắn của Nhật Bản. “Thái Lan đang yêu cầu đối tác nới lỏng quy định nhưng tôi không biết liệu họ có chấp nhận hay không”, ông cho hay. “Nông dân Thái Lan cần chuyển sang sản xuất thực phảm an toàn hơn và các sản phẩm sạch hóa chất. Xuất khẩu nông sản nói chung sẽ bị tác động nếu các đối tác nhập khẩu phát hiện dư lượng hóa chất trong các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan”.

26 thành viên của Ủy ban Các chất độc hại Quốc gia (NHSC) ngày 22/10 vừa qua đã bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm 2 loại hóa chất diệt cỏ - paraquat and glyphosate – và 1 loại hóa chất diệt sâu bọ chlorpyrifos. Ủy ban đã đưa 3 loại chất độc hại này từ loại 3 lên loại 4, tức cấm sản xuất, xuất nhập khẩu hoặc sở hữu. Quyết định này đã châm ngòi cho làn sóng phản đối từ phía nông dân. Nông dân muốn làm rõ những lựa chọn mà họ sẽ có để diệt cỏ sau khi lệnh cấm này có hiệu lực. Họ lo ngại các sản phẩm thay thế có thể đắt đỏ và làm tăng chi phí sản xuất. Họ cũng sẽ theo đuổi hành động pháp lý chống lại các bộ trưởng, NHSC, các học giả và các nhà hoạt động – những bên cung cấp “thông tin không chính xác” để ủng hộ cho lệnh cấm.

Tuy nhiên, Tòa án Tối cao hôm 1/11 đã bác bỏ đơn kiện từ phía nông dân, cho rằng quyết định của NHSC để cấm các chất này hiện vẫn chưa có hiệu lực. Để xóa bỏ lệnh cấm này, tòa án cho rằng khi NHSC bỏ phiếu ủng hộ cấm paraquat, glyphosate và chlorpyrifos, họ vẫn chưa kích hoạt quá trình cấm các hóa chất này. Lệnh cấm dự kiến có hiệu lực trong tháng 12/2019.

Theo Bangkok Post
Admin

Bayer bồi thường 10,9 tỷ USD để dàn xếp các cáo buộc gây ung thu của thuốc diệt cỏ

Bài trước

Nông dân Thái Lan được yêu cầu giao nộp lại hóa chất

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc