Nhu cầu ngày càng tăng tại các thị trường mới nổi đối với vật liệu xây dựng và nhiên liệu đang khuyến khích các nhà giao dịch Nhật Bản mở rộng hoạt động lâm nghiệp. Tập đoàn Sumitomo có kế hoạch chi khoảng 25 tỷ Yên (231 triệu USD) để mua các rừng thông tại New Zealand, một trong những nước xuất khẩu gỗ lớn của khu vực châu Á Thái Bình Dương, và đặt mục tiêu tăng gấp đôi diện tích vào năm 2021. Nhu cầu gỗ đang tăng lên cho các hoạt động xây dựng tại các thị trường mới mới nổi do thu nhập tăng. Chất thải từ rừng cũng đang nổi lên là nguồn năng lượng thay thế than đá.

Tập đoàn Sumitomo thu hoạch gỗ trong vòng đời 30 năm, cho phép cây sinh trưởng trở lại, gỗ xẻ được vận chuyển sang Trung Quốc và các thị trường khác. Tập đoàn này cũng sẽ đầu tư khoảng 6 tỷ Yên để mở rộng một nhà máy xẻ gỗ tại vùng Viễn Đông của Nga qua công ty  Terneyles mà Sumitomo nắm giữ 49% cổ phần. Terneyles quản lý 2,85 triệu ha rừng tại khu vực này và xuất khẩu nguyên vật liệu xây dựng tới các thị trường Đông Á.

Đối thủ của Sumitomô là Marubeni sẽ tăng tốc hoạt động trồng rừng tại Indonesia để đẩy sản lượng gỗ tăng 50% lên hơn 2 triệut ấn vào khoảng năm 2025. Đây được coi là thời gian thu hạch cao điểm gỗ bạch đàn – có thời gian sinh trưởng từ 6 năm trở lên. Gỗ bạch đàn chủ yếu cung cấp cho các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. Marubeni hiện đang tìm các ứng dụng khác như năng lượng biomass.

Lâm sản đang trở thành một nguồn lợi nhuận tốt cho cả hai tập đoàn. Các hoạt động trồng rừng của Sumitomo tại New Zealand và Nga mang về lợi nhuận ròng hơn 2 tỷ Yên, và con số này có thể tăng lên gần 5 tỷ Yên vào năm 2020. Các hoạt động lâm nghiệp, sản xuất giấy và bột giấy của Marubeni mang về lợi nhuận ròng tổng cộng 6,2 tỷ Yên trong năm tài khóa 2018 và có thể tăng lên hơn 10 tỷ Yên vào giữa thập kỷ 2020s, phụ thuộc vào các điều kiện thị trường.

Sản xuất gỗ tròn công nghiệp toàn cầu tăng từ 1,55 tỷ cu năm 2009 lên 1,96 tỷ cu trong năm 2018, theo dữ liệu của UN cho thấy. Nghiên cứu các công nghệ sử dụng gỗ mới có thể tiếp tục thúc đẩy nhu cầu gỗ. Nhà xây dựng Nhật Bản là Sumitomo Forestry thông báo kế hoạch hồi năm ngoái về một khu nhà chọc trời làm bằng gỗ, sử dụng gỗ từ nano-cellulose, thu hút sự chú ý khi mở ra khả năng thay thế chất liệu nhựa.

Theo Nikkei Asia
Admin

Việt Nam sử dụng gỗ vụn còn sót lại sau bão để sản xuất dăm gỗ, viên nén xuất khẩu

Bài trước

Xuất khẩu gỗ của Bình Dương vượt 4,2 USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ