Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cần tư duy về các mô hình sản xuất hiện nay và theo đuổi các công nghệ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh giữa bối cảnh các thách thức hiện nay và tương lai, theo các phái đoàn tham gia hội thảo tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/9 vừa qua.
Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), cho biết ngành chế biến gỗ đối mặt với 4 thách thức, bao gồm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa do số lượng doanh nghiệp FDI ngày càng tăng và một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch nhanh, mạnh tới Việt Nam, dẫn tới tình trạng thiếu lao động. Ngoài ra, ngành này còn đối mặt với tình trạng năng suất lao động thấp và tác động của công nghệ số hóa tới hoạt động chế biến, quản trị, thiết kế và thương mại.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ tịch HAWA, cho biết trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng gần 1,2 lần so với tổng vốn đầu tư FDI trong cả năm 2018. Trong đó, 49 dự án đầu tư mới vào ngành gỗ (32 dự án đầu tư vào chế biến gỗ), tương đương 73% tổng vốn đầu tư FDI vào ngành này trong cả năm 2018. Con số này cho thấy thực tế cạnh tranh trong tương lai rất gần. Nếu các doanh nghiệp dừng bóc ở mức năng lực hiện tại, họ sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh sắp tới.
Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải giải quyết các thách thức nội tại để đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng các đơn hàng hiện nay, đồng thời phải tăng năng suất và đổi mới để có thể giữ chân các khách hàng hiện tại lẫn thu hút khách hàng mới. Hơn nữa, họ phải năng động và tăng các loại thế cạnh tranh để giữ vững vị thế, đối diện với những thay đổi trong tương lai. “Các doanh nghiệp cần một chiến lược hiệu quả và nghiêm túc. Họ cần phải có một tầm nhìn mới và suy nghĩ thấu đáo và để giải quyết 2 vấn đề này cùng một lúc thì chỉ có thể là đầu tư vào công nghệ. Với sự ưu việt của công nghệ cắt CNC chính xác, cộng với các công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và robot, các công nghệ chế tác gỗ đang đạt tới những mức phát triển đáng kinh ngạc, mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng, kiểm soát quy trình, giảm phụ thuộc vào lao động và tăng sản xuất”, ông Khánh cho hay. Nhưng khi lựa chọn công nghệ để đầu tư, các doanh nghiệp nên dựa vào nhu cầu thực tế và các kế hoạch phát triển trong những năm tới để đầu tư hiệu quả.
Leslie Lye, giám đốc kinh doanh cho Weinig Group, cho biết những thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng và sự sẵn có của các công nghệ mới, các yêu cầu mua sắm của người tiêu dùng cũng đang chuyển dịch. Thay vì mua sản phẩm nội thất được sản xuát hàng loạt, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng mua các sản phẩm nội thất được cá nhân hóa để đáp ứng các yêu cầu của họ. Chi phí sản xuất các sản phẩm nội thất thiết kế riêng phải tương đương với sản phẩm đại trà. “Để đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất nội thất cần phát triển một hệ thống có thể đón nhận các đơn hàng thiết kế riêng và quản lý sản xuất cho các đơn hàng với các lô sản phẩm khác nhau”,
Các nhà máy tại Việt Nam đang mạnh tay đầu tư công nghệ hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Đầu tư cho kỷ nguyên công nghệ 4.0 nên bắt đầu ngay từ bây giờ hoặc càng sớm càng tốt, ông nhấn mạnh. “Trong đó, đầu tư công nghệ phải giúp giải quyết các đơn hàng gấp trước, để đáp ứng hoạt động sản xuất theo nhu cầu hiện tại của khách hàng, và tối đa hóa lợi nhuận cao nhất có thể ở một thời điểm. Nhưng trong dài hạn, công ty nên nhìn trước thấy rằng công nghệ 4.0 đang mang lại giải pháp tối ưu hóa quy trình chế biến gỗ, để họ có thể đầu tư công nghệ một cách sáng suốt và chính xác, thu về luồng lợi nhuận ổn định và một hoạt động kinh doanh bền vững”. Ngoài đầu tư vào công nghệ, các đoàn đại biểu trong hội thảo cũng đồng ý rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có chất lượng những người có thể hiểu và vận hành hiệu quả các trang thiết bị và công nghệ hiện đại cũng rất quan trọng.
Được chức bởi HAWA và Yorkers Trade and Marketing Services Co, hội thảo “Nhìn nhận lại các mô hình chế biến gỗ” là sự kiện tiền trạm cho Hội chợ ngành chế tác gỗ quốc tế (Vietnam Wood), sẽ đưcọ tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ 18 – 21/9. Jantin Lam từ Yorkers Trade and Marketing Service Co cho biết Vietnam Wood sẽ trưng bày hơn 1.000 máy móc thiết bị hiện đại từ 483 nhà triển lãm, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành gỗ về cập nhật công nghệ. Theo HAWA, nhập khẩu máy móc thiết bị chế tác gỗ của Việt Nam đã tăng từ 220 triệu USD trong năm 2017 lên 280 triệu USD trong năm 2018. Con số này dự báo tăng 25% trong năm 2019.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 9 tỷ USD trong năm 2018 và dự báo đạt 11 tỷ USD trong năm 2019.
Theo VNS
Bình luận