Nguồn cung hạt tiêu đen hiện đang vượt nhu cầu khi tồn kho hạt tiêu tại các nước sản xuất lớn, bao gồm Việt Nam, đang trên đà tăng. Theo dự báo của Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế, sản lượng hạt tiêu đen tăng với tốc độ 5,5%/năm trong giai đoạn 2012 – 2017, trong khi nhu cầu chỉ tăng với tốc độ 2,4%/năm. Sản lượng hạt tiêu toàn cầu dự báo sẽ tăng lên 1 triệu tấn vào năm 2050. Nhu cầu hạt tiêu cũng sẽ tăng nhưng với thấp hơn nhiều so với nguồn cung. Do đó, giá hạt tiêu được dự báo sẽ không ổn định trong một thời gian.

Theo báo cáo của Bộ Công thương tại một hội thảo về phát triển ngành hạt tiêu bền vững tại tỉnh Đắk Nông vào ngày 22/8 vừa qua, giá hạt tiêu giảm trong năm 2018 đã ảnh hưởng mạnh tới ngành sản xuất hạt tiêu đen của Việt Nam. Hệ quả là bất chấp lượng xuất khẩu hạt tiêu tăng, giá trị xuất khẩu giảm mạnh. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu chật vật đối phó với tình trạng giá hạt tiêu thấp, nguồn cung dư thừa và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt hơn 180.000 tấn, trị giá 463,3 triệu USD, tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, giá hạt tiêu suy giả bắt nguồn từ nguồn cung hạt tiêu thế giới tăng. Tại Việt Nam, chất lượng hạt tiêu bị ảnh hưởng do lạm dụng các loại hóa chất và các sản phẩm BVTV, khiến giá giảm xuống thấp hơn so với một số nước khác.

Ngoài ra, năng suất trồng hạt tiêu đang giảm, khiến ngành hạt tiêu Việt Nam khó cạnh tranh với các nhà sản xuất hạt tiêu khác. Dữ liệu từ Bộ NNPTNT cho thấy diện tích trồng hạt tiêu của Việt Nam đạt khoảng 100.000 tấn, năng suất trung bình đạt 2,47 tấn/ha, mang đến mức sản lượng hạt tiêu khoảng 247.000 tấn. Năng suất khá thấp so với các nước sản xuất hạt tiêu khác.

Ngành sản xuất hạt tiêu Việt Nam từng dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng trong 5 năm trước. Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, các nước như Brazil, Ấn Độ và Indonesia đang nổi lên trở thành các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam. Ví dụ, hạt tiêu Brazil có chất lượng cao và 80% sản lượng chào bán ra thị trường thế giới đáp ứng các yêu cầu về sản xuất hữu cơ. Trong khi giá hạt tiêu duy trì ở mức thấp, chi phí sản xuất hạt tiêu của Việt Nam lại đang trên đà tăng. Chi phí sản xuất hạt tiêu của Việt Nam tăng ít nhất 10% trong năm 2018 so vơi snăm 2017 nhưng giá hạt tiêu lại giảm hơn 30%.

Nedspice cho hay nguồn cung hạt tiêu trong giai đoạn 2017 – 2030 dự báo đạt khoảng 420.000 – 670.000 tấn, phụ thuộc vào nguồn cung hạt tiêu Việt Nam. Giá hạt tiêu sẽ giảm nếu nguồn cung hạt tiêu Việt Nam tăng. Ba nước có thể mở rộng sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu trong những tháng tới là Campuchia, Việt Nam và Brazil. Sản xuất hạt tiêu tại Việt Nam tăng gấp đôi trong 10 năm vừa qua và chiếm 43% tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu. Nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam có thể tiếp tục tăng trong những năm tới, đạt 210.000 – 350.000 tấn trong giai đoạn 2017 – 2023.

Theo VNS
Admin

Nhu cầu cá tra Việt Nam dự báo chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Bài trước

Xuất khẩu tôm dự báo phục hồi trong quý 3/2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu