Thủy sản

Xuất khẩu tôm dự báo phục hồi trong quý 3/2023

0

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự báo bật tăng trong quý 3/2023 để bù đắp một giai đoạn suy yếu kéo dài bắt đầu từ tháng 8/2022, theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Dự báo này dựa trên những tín hiệu tích cực ghi nhận trong xuất khẩu tôm tháng 3, 4 và 5 tại Mỹ - thị trường đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam và các nước khác.

Nhu cầu tôm tăng trên thị trường Mỹ dự báo tạo điều kiện thuận lợi cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này và các thị trường khác cũng đang có tiến triển tích cực, ông Hòe cho hay. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng cho tôm Việt Nam, ông Hòe cho biết thêm rằng các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến nghị chú ý hơn tới các thói quen tiêu dùng để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang thu mua tôm để tích trữ và theo dõi sát sao nhu cầu thị trường để chuẩn bị cho sự phục hồi thị trường từ tháng 7 trở đi. Xuất khẩu tôm Việt Nam đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023 và kỳ vọng đạt 3 tỷ USD trong cả năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản ổn định trong tháng 5 nhưng nhiều thách thức vẫn còn

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận tháng tích cực nhất từ đầu năm 2023 trong tháng 5 vừa qua – một dấu hiệu tích cực giữa triển vọng nhu cầu thế giới u ám. Cập nhật mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy xuất khẩu thủy sản chạm mức hơn 808 triệu USD trong tháng vừa qua, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022, ước đạt khoảng 3,37 tỷ USD cho cả năm 2023. Các nhà xuất khẩu ghi nhận số lượng đơn hàng giảm tới 20 – 50% trong cùng kỳ so sánh.

Các sản phẩm chính ghi nhận giảm mạnh xuất khẩu, ví dụ: xuất khẩu cá tra giảm 40%, xuất khẩu tôm giảm 34% và xuất khẩu cá ngừ giảm 31%. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm 48%, sang EU giảm 33%, sang Trung Quốc giảm 25%, sang Hàn Quốc giảm 21% và sang Nhật Bản giảm 8%. VASEP cho biết xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do nhu cầu người tiêu dùng toàn cầu yếu đi và cạnh tranh mạnh hơn từ các nước khác như Ecuador và Ấn Độ.

Sức bền của nông dân và các doanh nghiệp thủy sản yếu đi do chi phí sản xuất tăng, tiêu dùng chậm lại và tồn kho tăng, cũng như cạn kiệt vốn và những khó khăn trong tiếp cận tín dụng. VASEP cảnh báo khả năng thiếu nguyên liệu thô vào đầu năm 2024 khi thị trường dự báo phục hồi. Các doanh nghiệp có thể kiệt sức vào thời điểm thị trường khôi phục. “Tình hình hiện tại thậm chí còn khó khăn hơn so với thời gian đỉnh điểm đại dịch COVID-19”, VASEP nhận định. Mặc dù xuất khẩu thủy sản ghi nhận cải thiện trong tháng 5, nhu cầu thị trường toàn cầu vẫn chưa có những tín hiệu tích cực rõ rệt, VASEP cho biết thêm rất khó có khả năng thị trường phục hồi hoàn toàn trong năm 2023.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ chỉ đạt 9 tỷ USD, giảm 2 tỷ USD so với năm 2022. Trên thị trường Mỹ và EU, nhiều vấn đề kéo dài dai dẳng bất chấp những dấu hiệu tích cực về nền kinh tế và ổn định lạm phát – đáng chú ý nhất là tồn kho thủy sản tại các thị trường này vẫn ở mức cao. Các thị trường này đã mạnh tay nhập khẩu trong suốt năm 2022 và sau đó đối mặt với cú shock lạm phát, làm tăng tồn kho nhưng kéo giá giảm. Sự tràn lan của các sản phẩm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ cũng gây khó khăn cho các sản phẩm Việt Nam trên các thị trường này. Trong ngắn hạn, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, VASEP nhận định. Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm do áp lực lạm phát nhưng không giảm mạnh như trên thị trường Mỹ và EU. Các doanh nghiệp vẫn khá lạc quan về các thị trường này, nhấn mạnh rằng nếu lạm phát được kiểm soát thì xuất khẩu sẽ phục hồi nhanh.

VASEP cho rằng vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là chi phí đầu vào cao trong khi giá bán thấp. Nếu nông dân và doanh nghiệp bỏ sản xuất, hệ quả sẽ rất nghiêm trọng, VASEP cảnh báo. Khi thị trường phục hồi thì không còn nguyên liệu để chế biến và Việt Nam có thể mất thị phần vào tay các nước đối thủ xuất khẩu. “Cần giảm lãi suất để giải phóng luồng vốn cho sản xuất và kinh doanh”, VASEP khuyến nghị. Lãi suất cho vay đồng USD cần giảm xuống dưới 4% và 7% đối với các khaorn vay tiền đồng để hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Từ quý 3/2022, lãi suất cho vay bằng đồng USD đã tăng từ mức thấp 2,2% lên mức cao 4,9%. Các gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý nên được triển khai cho nông dân đang đối mặt với những khó khăn trong tiếp cận tín dụng, khuyến khích họ duy trì sản xuất thay vì treo ao. VASEP cũng kêu gọi triển khai gói hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các nhà sản xuất và xuất khẩu tại ĐBSCL thu mua nguyên liệu thô để tích trữ.

Theo VNS

Admin

Nhu cầu cá tra Việt Nam dự báo chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Bài trước

“Kinh doanh cực yếu, không thể giải tỏa tồn kho”: Nhập khẩu cá tra tại Mỹ lao đốc do tồn kho cao kéo tụt đơn hàng, giá

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản