Thịt

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU giúp thuận lợi hóa xuất khẩu tôm chưa chế biến từ Việt Nam sang EU

Hội đồng Bộ trưởng của EU đã phê chuẩn “các thỏa thuận thương mại và đầu tư” EU-Việt Nam vào ngày 25/6, đặt ra cơ sở cho việc hoàn tất và ký kết hiệp định.

Ủy viên EU về thương mại Cecilia Malmstrom và bộ trưởng Romania về kinh doanh, thương mại và tinh thần doanh nghiệp Stefan-Radu Oprea đã đại diện cho EU ký thỏa thuận này tại Hà Nội vào ngày 30/6. “Các thỏa thuận sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho các doanh nghiệp. người tiêu dùng và người lao động châu Âu và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng các quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris”.

Quan trọng nhất đối với ngành thủy sản, thương mại tôm chưa chế biến sẽ được tự do hóa khi các thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực. Thương mại cá tra cũng sẽ được tự do hóa trong vòng 3 năm, theo các hướng dẫn từ phía EU cho các thỏa thuận với Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker hoan nghênh thỏa thuận này. “Sau Singapore, các thỏa thuận với Việt Nam là thỏa thuận thứ 2 được hoàn tất giữa EU với một nước Đông Nam Á, và đánh dấu các cột mốc tiến triển tới một sự giao thoa lớn hơn giữa châu Âu và khu vực này. Đây cũng là một tuyên bố chính trị giữa hai đối tác và bạn bè, cam kết chung vai vì một nền thơng mại mở cửa, công bằng và dựa trên pháp luật”.

Ông Malmstrom cho rằng Việt Nam là “một thị trường đầy sức sống và triển vọng, với hơn 95 triệu người tiêu dùng” và nhấn mạnh thỏa thuận này nhằm tăng cường “tôn trọng các quyền con người cũng như bảo vệ môi trường và các quyền của người lao động”.

Ngày 20/6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ, trong hệ thống đánh số thường niên nhằm đánh giá nỗ lực của các nước trong giảm thiểu buôn bán người, đã đưa Việt Nam từ “nhóm 2” xuống “danh sách theo dõi nhóm 2”. Sự thay đổi này, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, không loại trừ ngành thủy sản có quy mô lớn của Việt Nam. Thay vào đó, thay đổi này nhằm nhấn mạnh nỗ lực liên tục của chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường tập huấn cho các nhà chức trách, các lực lượng an ninh và các bộ phận khác để giảm thiểu tình trạng buôn bán người.

Ông Malmstrom cũng rất hoan nghênh việc Việt Nam thông qua Công ước Tổ chức Lao động Quốc tế về thương lượng tập thể, cho rằng “đây là một ví dụ tuyệt vời về cách các thỏa thuận thương mại có thể khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn”. Việt Nam cũng đã thông báo tới EU về ý định thông qua hai công ước quan trọng khác của ILO vào năm 2023. Việt Nam cũng đang trong quá trình thắt chặt các quy định pháp lý về lao động. EU cho hay. Nhờ thỏa thuận mới, các công ty EU cũng sẽ có thể tham gia vào các hoạt động đấu thầu tại Việt Nam với vị thế bình đằng với các công ty nội địa.

Sau khi được thông qua bởi Hội đồng, các thỏa thuận này sẽ được ký kết bởi hai bên và được trình bày trước Thượng viện châu Âu để nhậnn được đồng thuận. Một khi Thượng viện châu Âu đồng thuận với các thỏa thuận này, thỏa thuận thương mại này sẽ chính thức được hoàn tất và có hiệu lực, đồng thời thỏa thuận bảo vệ đầu tư sẽ các nước thành viên thông qua đầu tiên, theo các quy trình nội bộ của họ.

Theo Undercurrent News
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt