Ngành chế biến thực phẩm của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017. Doanh thu tăng lên 1.470 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm trước đó; lợi nhuận đạt 118 tỷ USD, tăng 6,3% so so với năm 2016. Bất chấp mức tăng trưởng không cao trong năm 2017, ngành chế biến thực phẩm tại nước này tiếp tục chậm lại khi cùng với mức độ phát triển, hợp nhất và giảm đầu tư tài sản cố định.

Năm 2018, đầu tư và tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm tại Trung Quốc được dự báo tiếp tục yếu đi, xét tới sự kết hợp giữa các yếu tố vĩ mô, bao gồm bất ổn kinh tế toàn cầu, cuộc chién thương mại Mỹ - Trun gQuốc và các chỉ báo kinh tế cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại trên diện rộng tại Trung Quốc. Các ấn phẩm ngành chế biến thực phẩm đang tranh luận về tác động của tăng trưởng kinh tế vĩ mô lên người tiêu dùng Trung Quốc và ngành chế biến thực phẩm. Hiện vẫn chưa có sự đồng thuận rõ ràng về cách thức tăng trưởng kinh tế vĩ mô chậm lại sẽ tác động ra sao tới tiêu dùng nội địa, ngay cả khi diễn biến này đang diễn ra. Tháng 3/2019, chính phủ Trung Quốc đã hạ tăng trưởng tổng sản lượng nội địa xuống còn 6 – 6,5%, giảm so với mức mục tiêu 6,5% trong năm 2018. Nhiều nhà phân tích ngành cho rằng điều này là một bằng chứng rõ ràng về tiêu thụ thực phẩm đang trở nên ngày càng giảm chất lượng, khi các báo cáo cho thấy tiêu thụ mì ăn liền tăng vọt trong năm 2018, sau nhiều năm đi ngang.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục chuyển dịch từ “ăn no” sang “ăn ngon”. Tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc – một chỉ số đo lường tăng trưởng sản xuất thực phẩm, giảm từ 37,5% năm 2011 xuống còn 1,2% năm 2017. Đây là một chỉ số đo lường đại diện cho đầu tư mới vào chế biến thực phẩm, cho thấy các nhà chế biến cần các trang thiết bị và công nghệ cần thiết sẵn có và tăng trưởng này sẽ đến từ đổi mới chế biến thực phẩm và tiêu dùng thực phẩm được nâng tầm, không đại diện cho mở rộng công suất chế biến.

Sự chuyển dịch sang “ăn ngon” đặc biệt đúng với tầng lớp người tiêu dùng trung lưu giàu có, những người đang lựa chọn đồ ăn vặt, các loại gia vị, đồ uống và các loại thực phẩm chế biến khác được cho là các lựa chọn lành mạnh hơn các lựa chọn truyền thống. Các ngành chế thực phẩm và bán lẻ phải cân đối phần lớn giữa người tiêu dùng nông thôn và người lớn tuổi đối với các đồ ăn vặt truyền thống, mì ăn liền và đồ uống, với nhu cầu của người tiêu dùng thành thị, trẻ tuổi hơn đối với các sản phẩm mới, các loại nguyên liệu nhập khẩu và các loại đồ ăn vặt, đồ uống tốt hơn cho sức khỏe.

 

Theo USDA
Admin

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài trước

Liệu bước nhảy vọt của Trung Quốc vào nông nghiệp thông minh có đảm bảo được an ninh lương thực không?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc