Đầu tư

Tăng nhu cầu đối với thủy sản đang tạo ra nhiều cơ hội cho vận chuyển hàng không và cảng hàng không

FreightWaves vừa qua đã tổ chức một diễn đàn – Market Voices – cho hàng loạt các chuyên gia thị trường. Cathy Morrow là một nhà phân tích thị trường có chuyên môn về nghiên cứu và kinh tế. Roberson bắt đầu sự nghiệp với nghề thủ thư và sau đó là một nhà phân tích tại một công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử, sau đó là nha fphân tích tại UPS Supply Chain Solutions tập trung hỗ trợ nghiên cứu thị trường, khả năng cạnh tranh, nghiên cứu về thâu tóm và sát nhập, với kinh nghiệm 11 năm. Hiện bà Roberson quản lý một hãng nghiên cứu thị trường chuyên về logistics là Logistics Trends & Insights LLC, có trụ sở tại Atlanta, Georgia.

Theo nhà phân phối thực phẩm Food Services of America, ngày thứ 4 lễ Tro (Ash Wednesday) là ngày lễ bận rộn nhất trong năm cho hoạt động kinh doanh thủy sản đông lạnh và 6 tuần sau đó là những tuần kinh doanh cao điểm trong cả năm. Theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh thu thủy sản trong dịp lễ Chay năm 2018 đạt 1 tỷ USD.

Hơn 90% thủy sản tiêu dùng tại Mỹ được nhập khẩu từ các nước khác. Trung Quốc, Canada, Chile, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chiếm tổng cộng 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Vận chuyển đường không thường là lựa chọn để giữ độ tươi và tốc độ cung cấp hàng hóa tới thị trường. Các khoản đầu tư vào bao bì, containers, công nghiệp giám sát nhiệt độ thủy sản trong khi trung chuyển rất quan trọng, với các hướng dẫn cụ thể được cung cấp bởi International Air Transport Association.

Các cảng hàng không cũng đóng vai trò lớn. Các khoản đầu tư đang được mạnh tay chi vào các hoạt động thuộc chuỗi lạnh để thu hút thêm luồng hàng. Ví dụ, Dallas/Fort Worth International Airport đã bổ sung một dây chuyền lạnh trong khu vực hoạt động vào năm 2017, nhằm kiểm soát nhiệt độ kho cho các lô hàng dược phẩm, hoa và thực phẩm tươi.

Một ví dụ khác là Miami International Airport, vốn là trung tâm nhập khẩu hoa lớn nhất tại Mỹ. Sân bay Miami cũng đã có chứng nhận cho xử lý dược phẩm vốn cần sự chú ý đặc biệt về kiểm soát nhiệt độ.

Trở lại vấn đề thủy sản, Seattle-Tacoma International Airport (Sea-Tac), đặt tại bang Washington, là sây bay cung cấp các dịch vụ cho ngành thủy sản nhờ lợi thế địa điểm. Thủy sản từ bang này cũng như từ Alaska, Canada và châu Á thường bắt đầu hành trình từ Sea-Tac tới các điểm đến cuối cùng trên khắp nước Mỹ. Sân bay này hiện đang trong giai đoạn tái định hình và các dự án mở rộng để tích hợp lượng khách dự báo đạt 56 triệu người đến năm 2027; với kỳ vọng hàng hóa cũng sẽ hưởng lợi từ hoạt động đầu tư này.

Trong khi đó, Halifax Stanfield International Airport tại bang Nova Stotia của Canada, đang xác định dựa vào thủy sản để đạt mục tiêu tăng trưởng. Năm 2017, hơn 10.000 tấn thủy sản trị giá hơn 167 triệu USD đã được vận chuyển thông qua sân bay này, chiếm một nửa trong tổng lượng vận chuyển hàng không tại sân bay này. Các nhà vận hành dịch vụ vận chuyển bao gồm include Atlas Air, Cargojet, FedEx, Korean Air, Qatar Airways, Skylease Cargo và Suparna Airlines, đều giữ các luồng từ Air Canada and WestJet.

Châu Âu là một thị trường xuất khẩu quan trọng cho thủy sản, nhưng nhu cầu từ châu Á là một động lực chính cho tăng trưởng luồng hàng của Halifax. Đặc biệt, thủy sản vận chuyển từ sân bay này cung cấp cho các khách hàn như Alibaba và JD.com với tôm hùm và các loại thủy sản khác, theo dịch vụ vận chuyển door-to-door trong vòng 72 giờ.

Korean Air vận hành 3 chuyến bay B747F hàng tuần từ Halifax, trong khi SkyLease, hiện đang vận hành First Catch, một nhà trung chuyển thủy sản thuộc sở hữu Trung Quốc có văn phòng tại Halifax và Suparna có 2 chuyến bay mỗi tuần từ sân bay này.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu tôm hùm đặc biệt than phiền nhiều năm qua về các nút thắt cổ chai tại Halifax Stanfield. Máy bay vận chuyển hàng thường đến vào cùng khoảng giờ ban đêm nên không bao giờ có đủ không gian cho tất cả cùng đáp xuống. Vào cuối năm 2018, sân bay này đã nhận được khoản tài chính đầu tư và các hoạt động cải tạo dự kiến sẽ sớm diễn ra để tạo thuận lơi cho các không gian xử lý hàng hóa mới, các tuyến đáp đỗ mới và mở rộng các cơ sở dịch vụ chuỗi lạnh trên diện tích đất rừng 10ha cho tới cửa xuất hàng.

Halifax không phải là sân bay duy nhất đang thúc đẩy vận chuyển thủy sản. Oslo Airport là một sân bay chính của Na Uy và đang đầu tư vào một trung tâm thủy sản để đáp ứng nhu cầu đang tăng đối với xuất khẩu các sản phẩm mau hư thối từ vùng Bắc Âu  tới đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Một khi hoàn tất, cơ sở này sẽ có thể xử lý tới 250.000 tấn thủy sản hàng năm, với thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu của ngành thủy sản đối với sáng tạo và logistics chuỗi lạnh.

Tiêu dùng thủy sản toàn cầu tiếp tục tăng trưởng 2 con số với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là các thị trường lớn nhất về tiêu dùng thủy sản. Vận chuyển hàng không là cách vận chuyển nhanh nhất để duy trì độ tươi của sản phẩm. Kết quả là các nhà vận chuyển hàng không và các cảng hàng không đang nỗ lực hoạt động để giải quyết các yêu cầu cụ thể, cần thiết để đáp ứng nhu cầu thủy sản đang tăng trên toàn cầu.

Theo Freight Waves
Admin

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài trước

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường tín chỉ carbon 'rất phức tạp'

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư