Doanh thu bán lẻ thịt lợn tại Việt Nam giảm. Cargill giúp cải thiện đời sống nông dân chăn nuôi gia cầm Ấn Độ. Vinamilk đầu tư vào Myanmar. Việt Nam cân nhắc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thịt lợn nội địa. Philippines sẽ không áp dụng lệnh cấm triệt để nhập khẩu thịt lợn. Vinamilk tăng cường vị thế bằng thâu tóm cổ phần của GTN. Việt Nam thắt chặt thương mại biên mậu lợn sống với Campuchia. CP hỗ trợ Việt Nam đối phó dịch tả lợn ASF. Ba Huân và Ise Foods ký thỏa thuận về cung ứng trứng tươi cao cấp. Indonesia tìm kiếm thị trường tôm tại các nước gặp khó khăn vì dịch tôm chết sớm (AHPND).

Doanh thu bán lẻ thịt lợn tại Việt Nam giảm

Sau hơn 1 tháng kể từ khi dịch tả lợn ASF bị phát hiện tại Việt Nam, tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh. Số lợn giao dịch tại chợ bán buôn Hóc Môn của thành phố này đạt trung bình 5.200 con/ngày, nay giảm xuống mức 3.800 con/ngày – mức thấp kỷ lục. “Người tiêu dùng lo ngại tiêu dùng lợn bệnh. Ngay cả các nhà hàng cũng giảm lượng đặt hàng”, theo ông Lê Văn Tiến, phó giám đốc chợ bán buôn Hóc Môn cho hay. Chính phủ và các cơ quan liên quan đã hợp tác để giáo dục người tiêu dùng về dịch bệnh này, giảm lo lắng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các nhà chức trách đã kêu gọi ban quản lý chợ thắt chặt kiểm soát các nguồn lợn – tất cả lợn đưa vào chợ phải có truy xuất nguồn gốc toàn diện.

Cargill giúp cải thiện đời sống nông dân chăn nuôi gia cầm Ấn Độ

Cargil sẽ hợp tác với tổ chức từ thiện phi lợi nhuận Heifer International để cải thiện dinh dưỡng và sinh kế của 100 triệu người trên toàn thế giới từ nay đến năm 2030 thông qua sản xuất, xúc tiến thương mại và tiêu dùng thịt gia cầm. Theo thông cáo chính thức của tổ chức này, dự án sẽ có tên gọi ‘Hatching Hope Global Initiative’ và sẽ triển khai đầu tiên tại Odisha, Ấn Độ với 1,7 triệu nông dân chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ để cải thiện năng suất và thu nhập cho họ.

Vinamilk đầu tư vào Myanmar

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ mở nhà máy đầu tiên tại Myanmar trong năm 2019 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm sữa. Myanmar là một trong những thị trường nước ngoài chiến lược của Vinamilk. Vinamilk sẽ hợp tác với một đối tác địa phương, được cho là Synchro World, hiện đóng vai trò đối tác phân phối kể từ khi các sản phẩm của Vinamilk được ra mắt lần đầu tiên tại Myanmar vào năm 2016. Công ty chứng khoán Rồng Viêt cho rằng động thái mở nhà máy tại Myanmar sẽ giúp công ty ổn định kinh doanh trên thị trường này, tận dụng lợi thế của các đối tác địa phương – những người hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng địa phương và sở hữu các hệ thống phân phối của họ, qua đó giúp tăng doanh thu xuất khẩu cho Vinamilk.

Việt Nam cân nhắc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thịt lợn nội địa

Bộ Công thương đang cân nhắc nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ, giữa bối cảnh dịch tả lợn ASF lan rộng và tác động lên nguồn cung thịt lợn nội địa. Theo Cục Thị trường Nội địa, cho tới nay, tổng cộng số lợn bị dịch bệnh ảnh hưởng và đã tiêu hủy chiém 0,08% tổng nguồn cung thịt lợn Việt Nam. Hiện nguồn cung thịt lợn tại Việt Nam vẫn đủ đáp ứng nhu cầu. Cục trên cho biết thêm tiêu dùng thịt lợn cũng bị ảnh hưởng bởi ASF, nên các công ty nhập khẩu nên phụ thuộc vào các tín hiệu thị trường để quyết định lượng nhập khẩu thịt đáp ứng nhu cầu thị trường.

Philippines sẽ không áp dụng lệnh cấm triệt để nhập khẩu thịt lợn

Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết không thể áp lệnh cấm toàn diện đối với nhập khẩu thịt lợn và cho biết Bộ chỉ có thể áp lệnh cấm đối với các nước đã phát hiện có dịch ASF. Đại diện Bộ này cho biết theo các luật hiện hành, thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn từ các nước khác được cho phép nhập khẩu vào Philippines cho tới khi vượt qua được các yêu cầu vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn sản phẩm. Áp một lệnh cấm toàn diện sẽ dẫn tới các hàm ý pháp lý cho rằng thịt lợn là một hàng hóa “được tự do hóa” tại Philippines.

Vinamilk tăng cường vị thế bằng thâu tóm cổ phần của GTN

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chính thức thông báo việc chào mua 46,68% cổ phần, tương đương 116,71 triệu cổ phần của GTNFoods (GTN) với giá 66 triệu USD. Nếu thương vụ này được triển khai, Vinamilk sẽ củng cố vị thế dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam bởi GTN nắm giữ 51% cổ phần tại Công ty chăn nuôi bò sữa Mộc Châu – sở hữu hơn 24.000 con bò. Về thị phần, Mộc Châu có thị phần thứ 2 thị trường, chỉ đứng sau Vinamilk và vượt qua TH Milk với 23%. Theo chiến lược phát triển của công ty, Mộc Châu cho biét sẽ vận hành ổn định với mục tiêu dài hạn là có 100.000 con bò sữa đến năm 2030, đầu tư vào một nhà máy chế biến sữa và một nhà máy sản xuất TACN, mở rộng thị phần và các kênh bán hàng với mục tiêu tăng trưởng trung bình 10 – 15%/năm.

Việt Nam thắt chặt thương mại biên mậu lợn sống với Campuchia

Ngay cả khi dịch tả lợn đang hoành hành tại miền bắc và trung Việt Nam, nông dân chăn nuôi lợn tại miền nam Việt Nam còn lo ngại loại virus này có thể thâm nhập từ Campuchia, đặc biệt là khu vực biên giới – nơi thương mại và vận chuyển lợn sống thông qua các kênh tiểu ngạch từ miền bắc Việt Nam nở rộ. Dẫn nguồn tin từ Bộ NNPTNT, một trang thông tin nội địa là bnews.vn, cho biết dịch tả lợn đã xuất hiện tại tỉnh Kampongcham của Campuchia, có biên giới với các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Phản ứng trước thông tin này, các chính quyền tỉnh Long An, Bình Phước và Tây Ninh đã hợp tác thắt chặt kiểm soát vận chuyển lợn sống xuyên biên giới. Campuchia tiêu thụ khoảng 5.000 con lợn mỗi ngày và khoảng 20% số này được nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan.

CP hỗ trợ Việt Nam đối phó dịch tả lợn ASF

Tập đoàn CP Việt Nam đang nỗ lực chống lại dịch tả lợn ASF tại Việt Nam. Jirawit Rachatanan, phó giám đốc điều hành mảng kinh doanh lợn của CP Việt Nam và các nước CLMV, cho biết công ty theo sát các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của chính phủ Việt Nam. “Việt Nam đã triển khai rất nhiều quy định để kiểm soát sự lan rộng của dịch ASF. Vận chuyển lợn sống bị cấm trong phạm vi 3km từ khu vực phát hiện bệnh, tất cả các trang trại trong khu vực rủi ro cao phải kiểm tra mẫu máu lợn, các phương tiện vận chuyển lợn sống và TACN phải được tiệt trùng để đảm bảo sạch bệnh 100%. Các trung tâm phân phối được các nhà chức trách kiểm tra chặt chẽ”.

Ba Huân và Ise Foods ký thỏa thuận về cung ứng trứng tươi cao cấp

Công ty Ba Huân của Việt Nam và Ise Foods của Nhật Bản đã kỹ một thỏa thuận hợp tác thương mại, theo đó Ba Huân sẽ cung cấp khoảng 10.000 trứng/ngày cho Ise Foods. Lượng trứng này chủ yếu dành cho các nhà hàng, cửa hàng, siêu thị và các trung tâm thương mại Nhật Bản tại Việt Nam. Ba Huân phải đáp ứng các tiêu chí nuôi gà và bảo quản trứng khắt khe cũng như hoạt động logistics chặt chẽ từ phía Ise Foods. Ngoài ra, vitamin E trong TACN phải được tính toán cẩn thận để đạt 8 – 15 mg/100g trong mỗi quả trứng. Trọng lượng trứng phải dao động từ 58 – 62g/quả. “Với hợp tác này, chúng tôi hướng đến cung cấp trứng gà tươi chất lượng cao theo ẩm thực phong cách Nhật Bản tới Việt Nam và các nước khác”, theo giám đốc Ise Foods Miki Shigemasa phát biểu.

Indonesia tìm kiếm thị trường tôm tại các nước gặp khó khăn vì dịch tôm chết sớm (AHPND)

Indonesia đang tích cực khai phá các thị trường xuất khẩu tôm tiềm năng tại các nước bị tác động bởi dịch bệnh tôm chết sớm (AHPND), bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mexico và Việt Nam. AHPND là một dịch bệnh trên tôm, gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus, khiến tỷ lệ tôm chết có thể lên tới 100% đối với tôm dưới 40 ngày tuổi. “Các thị trường xuất khẩu tại các nước bị dịch tôm chết sớm có thể rất tiềm năng. Do dịch bệnh này, sản lượng tôm của các nước có thể bị giảm tới 50%. Tôi tin Indonesia, hiện vẫn chưa gặp vấn đề dịch bệnh tôm chết sớm, có thể hưởng lợi từ diễn biến này”, theo Slamet Soebjakto, lãnh đạo cơ quan nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Thủy sản và các vấn đề biển nhận định.

Theo Asian Agribiz
Admin

Cập nhật diễn biến dịch tả lợn tại Việt Nam tới tháng 5/2021

Bài trước

Giá lợn sống giảm mạnh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt